Cứ vào dịp tháng 4 nhiều địa phương, nhiều trường học trên cả nước lại bắt đầu tổ chức phong trào đọc sách cho học sinh các cấp một cách rầm rộ.
Cũng đủ mọi hình thức như “Gắn văn hóa đọc với giảng dạy”; “Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường”; “Lớn lên cùng sách”; “Kể chuyện theo sách”…
Một tiết giới thiệu cuốn sách mà bạn tâm đắc tại Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền huyện đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận (Ảnh CTV) |
Phong trào đọc sách được khởi động, được dấy lên rồi bỗng chốc lại im lìm, lại trở về trạng thái ban đầu như chưa hề phát động.
Học sinh vẫn ít đến thư viện, ít thấy cảnh các em tụm ba tụm bảy quanh cuốn truyện hay như những ngày phát động.
Và vòng quay ấy một năm sau sẽ trở lại sôi động vào những ngày tháng tư tiếp theo…
Kiểu làm mùa vụ, chạy theo phong trào như thế chẳng thể mang lại cho học sinh thói quen đọc sách, sự yêu quý sách…
Bởi thế, để tạo cho các em một thói quen đọc sách chắc chắn không thể áp dụng kiểu làm phong trào, thời vụ như hiện nay.
Cần có tiết đọc sách như một tiết học trong nhà trường
Văn hoá đọc xuống cấp là do giáo dục lạc hậu |
Trong buổi tọa đàm "Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?" do Sở Thông tin - truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Xuất bản Việt Nam và Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 19/4.
Ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, sở này sẽ phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tham mưu cho Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thí điểm các tiết đọc sách trong các trường công lập trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, ông Từ Lương cũng kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu chủ trương xây dựng tiết đọc sách, giờ đọc sách chính thức áp dụng với các trường cấp I, cấp II trên cả nước.{1}
Tiết đọc sách chính khóa trong nhà trường hiện đã được Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền (huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận) áp dụng thành công từ vài năm trở lại đây.
Thầy Lê Quang Trọng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mỗi tiết đọc do thủ thư hoặc giáo viên tình nguyện quản lý. Để các em đọc sách nghiêm túc, cuối giờ giáo viên sẽ hỏi ngẫu nhiên một vài học sinh về nội dung các em mới vừa đọc.
Tiết học này cũng được đánh giá xếp loại và tham gia vào việc tổng kết thi đua hằng tuần”.
Ngoài việc vào thư viện đọc sách, thư viện còn tổ chức kiểu giới thiệu cuốn sách bạn tâm đắc.
Cách làm, các em học sinh sẽ đứng trên sân khấu để giới thiệu với bạn bè trong lớp và thầy cô cuốn sách mà mình tâm đắc nhất.
Mỗi tiết thư viện sẽ có 5-6 học sinh giới thiệu sách và một người dẫn chương trình. Các học sinh giới thiệu hằng tuần không lập lại do bốc thăm ngẫu nhiên.
Để tạo hào hứng đọc sách cho học sinh thì thư viện nhà trường luôn được bổ sung những đầu sách hay, hợp thị hiếu với các em.
Nhờ thế, ngoài tiết đọc sách bắt buộc thì học sinh nơi đây vẫn thường đến thư viện mỗi giờ đi học, giờ ra chơi…
Tạo thói quen đọc sách cho con cha mẹ phải “quăng” điện thoại một bên.
Còn bao nhiêu người tặng sách cho con? |
Tôi có một vài người bạn, các chị lên lịch đọc sách cho con vào mỗi buổi tối.
Thời gian biểu này được xây dựng từ khi bé mới 2, 3 tuổi.
Dù bận công việc gì, các chị cũng phải sắp xếp để không bỏ một buổi đọc nào với con.
Khi các bé vào lớp 1, thời gian biểu đọc sách vẫn được giữ có điều khi trước ba mẹ đọc thì nay các bé tự đọc.
Không phó thác cho con theo kiểu “Tới giờ rồi vào đọc sách đi” và ba mẹ ngồi bấm điện thoại.
Các chị ngồi cùng con để nghe các con đọc cũng là khuyến khích các bé khi có ba mẹ cùng đồng hành.
Có lẽ nhờ đó mà những đứa bé này khi nào trong cặp cũng có sách truyện, cứ mỗi giờ ra chơi đều chạy lên thư viện ngồi đọc sách một cách miệt mài, say sưa.
Ngược lại, có bà mẹ luôn miệng kêu than “Con bé nhà em lười đọc sách lắm.
Em mua toàn truyện hay mà nó chẳng buồn đọc nhưng đưa điện thoại có thể ngồi bấm cả ngày không chán”.
Một lần đến chơi nhà, chúng tôi đã chứng kiến ba, mẹ và con mỗi người một góc ôm điện thoại.
Chúng tôi hiểu hiểu được rằng, phó thác mà không đồng hành cùng con, bảo sao các bé chẳng thể ngồi đọc sách?
Tài kiệu tham khảo:
https://tuoitre.vn/tao-thoi-quen-doc-de-hoc-20190420081144903.htm{1}