Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư quy định về việc chuyển ngạch, nâng hạng.
Theo đó, cần có những điều kiện cụ thể tùy từng ngạch hạng nhưng những người chuyển ngạch, nâng hạng đều phải có Chứng chỉ tin học nâng cao, ngoại ngữ B1, chứng chỉ giữ ngạch đang có, và bằng học nâng hạng ngạch đang có lên thêm 1 hạng. Việc này gây khó khăn cho nhiều giáo viên.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được thực hiện khi giáo viên có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có nhu cầu, không bắt buộc với tất cả giáo viên. (Ảnh minh họa: Nguồn từ webiste trường Tiểu học Đồng Quang A, Quốc Oai, Hà Nội) |
Về vấn đề này, trả lời trên Chinhphu.vn, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến như sau:
Luật Viên chức năm 2010 quy định việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc “làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó” và “người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó”.
Đồng thời, Luật cũng quy định việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
Giáo viên lo lắng, hoang mang vì thi ngoại ngữ tiếng Anh |
Do đó, việc ban hành Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT ngày 18/8/2017 quy định tiêu chuẩn, điều kiên, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Viên chức về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Việc triển khai thực hiện Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (đối với giáo viên mầm non là Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/5/2015).
Theo đó, trình độ đào tạo chỉ là một trong các yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Để được thăng lên hạng cao hơn trong cùng cấp học, giáo viên phải đáp ứng tiêu chuẩn khác của hạng (tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ) và phải tham gia kỳ thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên được thực hiện khi giáo viên có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có nhu cầu, không bắt buộc với tất cả giáo viên.
Trong trường hợp không có nhu cầu thăng lên hạng cao hơn, giáo viên chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của hạng hiện giữ và vẫn bảo đảm được hưởng lương và các chế độ, chính sách khác (nếu có) theo quy định.