Giáo viên sẽ được xếp lương như thế nào sau khi thăng hạng?

13/09/2018 07:01
BÙI NAM
(GDVN) - Cũng có nhiều trường hợp khi chuyển ngạch hầu như không tăng, trong đó cũng có trường hợp tăng khá nhiều (nhất là đối với giáo viên trung học phổ thông).

LTS: Trước câu hỏi giáo viên sẽ được xếp lương như thế nào sau khi thăng hạng, tác giả Bùi Nam đã có bài viết chia sẻ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch số 754/KH – BGDĐT về kế hoạch tổ chức kỳ xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II năm 2018 và các kế hoạch thi, xét thăng hạng nghề nghiệp từ IV lên III hay II lên I.

Theo đó, các Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lập danh sách, tổ chức sơ tuyển, cử giáo viên dự thi báo cáo trước ngày 30/10/2018, kỳ xét sẽ tổ chức trong tháng 11/2018 và công bố kết quả thăng hạng giáo viên trong tháng 12/2018.

Đây có thể là tin vui cho rất nhiều giáo viên trong cả nước chờ đợi được thăng hạng khi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của các hạng chức danh nghề nghiệp trong thông tư 28/2017/TT BGDĐT quy định về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên vì từ năm học 2012 đến nay không có bất kỳ giáo viên nào được thăng hạng.

Mặc dù, việc đáp ứng các tiêu chuẩn của việc xét thăng hạng giáo viên như trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, đạt các danh hiệu thi đua… đáp ứng tiêu chuẩn của thông tư 28/2017/TT BGDĐT quy định về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên là không hề đơn giản.

Giáo viên sẽ được xếp lương như thế nào sau khi thăng hạng? (Ảnh minh họa: TTXVN).
Giáo viên sẽ được xếp lương như thế nào sau khi thăng hạng? (Ảnh minh họa: TTXVN).

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch tổ chức kỳ xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên cũng là cách để những giáo viên đủ điều kiện được xét thăng hạng và những giáo viên chưa đủ điều kiện tiếp tục phấn đấu cho đạt ở những lần xét tiếp theo.

Nhưng, vấn đề giáo viên trên cả nước rất quan tâm là sau khi được xét thăng hạng thì mức lương của họ sẽ được chuyển xếp như thế nào?

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc chuyển xếp lương mới nên làm cho giáo viên hoang mang, lo lắng về việc khi thăng hạng nhưng xếp lương không cao hơn hay mất đi thời gian nâng lương lần sau…

Có nhiều giáo viên chuyền tay nhau khi thăng hạng, chuyển ngạch không được lợi bao nhiêu thậm chí “lỗ”? Trong khi để thăng hạng quá tốn kém cho việc học nâng cao trình độ, ngoại ngữ, tin học…

Tôi xin nêu cụ thể quy định về việc chuyển xếp lương khi thăng hạng từ hạng IV lên hạng I cho giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông.

Chuyển xếp hệ số lương mới khi thăng hạng như thế nào?

Hiện nay, việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức theo thông tư số: 02/2007/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/05/2007.

Theo đó, ở khoản II – Cách xếp lương mục 1. “Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức quy định cụ thể như sau:

Làm sao để tăng lương nhà giáo mà tránh cào bằng?

a. Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. 

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: 

Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

b. Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

c. Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.

Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Luật hóa lương giáo viên cao nhất khó khả thi

Hệ số chênh lệch bảo lưu tại điểm c này (tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới.

Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới”.

Theo quy định trên thì lo lắng của giáo viên là có cơ sở khi việc quy định khi thăng hạng sẽ được xếp lương sang mức lương mới có hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất hệ số lương cũ nên những giáo viên có thâm niên công tác trên 10 năm thật ra không chênh lệch là bao nhiêu.

Giáo viên từ mầm non đến phổ thông xếp lương như thế nào?

Hiện nay, theo quy định hiện hành, giáo viên từ mầm non đến phổ thông được xếp ở các hạng có hệ số lần lượt như sau:

Giáo viên tiểu học, mầm non: Hạng IV (từ 1,86 đến 4,06); Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98).

Giáo viên trung học cơ sở: Hạng III (từ 2,1 đến 4,98); Hạng II (từ 2,34 đến 4,98); Hạng I (từ 4,0 đến 6,38).

Giáo viên trung học phổ thông: Hạng III (từ 2,34 đến 4,98); Hạng II (từ 4,0 đến 6,38); Hạng I (từ 4,4 đến 6,78).

Chúng ta cùng nhìn xem khi chuyển sang mức lương mới thì hệ số lương và thời điểm nâng lương lần sau sẽ được chuyển xếp như thế nào thông qua các bảng sau.

Khi chuyển xếp lương từ hạng IV sang hạng III (giáo viên mầm non, tiểu học) sẽ được xếp chuyển sang hệ số lương mới như sau:

Hạng IV (Hệ số lương – Bậc)

Hạng III (Hệ số lương – Bậc)

Nâng lương lần sau

1,86 - 1

2,1 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

2,06 - 2

2,1 - 1

Theo quyết định cũ

2,26 – 3

2,41 – 2

Theo quyết định cũ

2,46 – 4

2,72 – 3

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

2,66 – 5

2,72 – 3

Theo quyết định cũ

2,86 – 6

3,03 – 4

Theo quyết định cũ

3,06 - 7

3,34 – 5

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,26 – 8

3,34 – 5

Theo quyết định cũ

3,46 – 9

3,65 – 6

Theo quyết định cũ

3,66 – 10

3,96 – 7

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,86 – 11

3,96 – 7

Theo quyết định cũ

4,06 – 12

4,27 – 8

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

4,58 – 9

Theo quyết định cũ

4,89 - 10

Theo quyết định cũ

Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng III (Hệ số lương– Bậc)

Hạng II (Hệ số lương– Bậc)

Nâng lương lần sau

2,1 - 1

2,34 - 1

Theo quyết định cũ

2,41 – 2

2,67 - 2

Theo quyết định cũ

2,72 – 3

3,00 - 3

Theo quyết định cũ

3,03 – 4

3,33 - 4

Theo quyết định cũ

3,34 – 5

3,66 – 5

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,65 – 6

3,66 – 5

Theo quyết định cũ

3,96 – 7

3,99 – 6

Theo quyết định cũ

4,27 – 8

4,32 – 7

Theo quyết định cũ

4,58 – 9

4,65 – 8

Theo quyết định cũ

4,89 - 10

4,98 - 9

Theo quyết định cũ

Khi thăng hạng từ hạng III lên hạng II (giáo viên trung học phổ thông), hạng II lên hạng I (giáo viên trung học cơ sở) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng III trung học phổ thông, Hạng II trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc)

Hạng II trung học phổ thông, Hạng I trung học cơ sở (Hệ số lương – Bậc)

Nâng lương lần sau

2,34 - 1

4,00 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

2,67 - 2

4,00 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,00 - 3

4,00 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,33 - 4

4,00 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,66 – 5

4,00 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

3,99 – 6

4,00 - 1

Theo quyết định cũ

4,32 – 7

4,34 - 2

Theo quyết định cũ

4,65 – 8

4,68 – 3

Theo quyết định cũ

4,98 - 9

5,02 – 4

Theo quyết định cũ

5,36 – 5

Theo quyết định cũ

5,70 – 6

6,04 – 7

6,38 – 8

Khi thăng hạng từ hạng II lên hạng I (giáo viên trung học phổ thông) được chuyển xếp lương như sau:

Hạng II (Hệ số lương– Bậc)

Hạng I (Hệ số lương– Bậc)

Nâng lương lần sau

4,00 - 1

4,40 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

4,34 - 2

4,40 - 1

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

4,68 – 3

4,74 - 2

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

5,02 – 4

5,08 - 3

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

5,36 – 5

5,42- 4

Từ ngày có quyết định xếp lương mới

5,70 – 6

5,76 – 5

Theo quyết định cũ

6,04 – 7

6,10 – 6

Theo quyết định cũ

6,38 – 8

6,44 – 7

Theo quyết định cũ

6,78 – 8

Theo quyết định cũ

Trên đây là cụ thể hóa về bảng chuyển xếp lương ở bậc, hệ số mới khi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II.

Cũng có nhiều trường hợp khi chuyển ngạch hầu như không tăng, trong đó cũng có trường hợp tăng khá nhiều (nhất là đối với giáo viên trung học phổ thông), mong Bộ Giáo dục và Đào tạo có chính sách để cho việc xếp lương sau khi thăng hạng công bằng hơn và tạo điều kiện để giáo viên luôn phấn đấu không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề.

Đối với trường hợp chuyển lương từ hạng IV lên hạng III (mầm non, tiểu học), chuyển từ hạng II sang hạng I (trung học cơ sở, trung học phổ thông) xin quý độc giả đón đọc ở những bài viết tiếp theo.

Tài liệu tham khảo:

1. Thông tư 28/2017/TT BGDĐT ban hành tiêu chuẩn điều kiện xét thăng hạng giáo viên

2. Kế hoạch số 754/KH – BGDĐT về kế hoạch tổ chức kỳ xét thăng hạng nghề nghiệp giáo viên từ hạng III lên hạng II năm 2018.

BÙI NAM