“Nghịch lý thời đại” là tôi đọc được của nhà giáo Phạm Toàn viết trong cuốn Hợp lưu Tâm lý trong Giáo dục và nguyên gốc của nó của một tác phẩm từ thế kỷ 19, thế kỷ 20 đã trở thành “Tôi sống trong thời đại nghịch lý” như thế này….
“Càng mong tự do thì càng nô lệ.
Càng giải phóng thì càng trói buộc.
Càng nhìn rõ đâu là đạo đức thì lại càng vô đạo đức hay giả đạo đức.
Càng tứ hải giai huynh đệ càng chia rẽ, chém giết lẫn nhau.
Càng khát vọng hóa bình thì càng công nhiên thoải mái mua bán vũ khí đủ loại để chuẩn bị cho chiến tranh” [p. 150].
Nhưng những nghịch lý của một thế kỷ 20 đau đớn đó đã và đang chuyển sang một thế kỷ nghịch lý ở mức độ ghê tởm hơn, tinh vi hơn và dã man hơn, nếu không nói là nó đã và đang kéo lùi lịch sử nhân loại quay về thời “nô lệ” toàn trị những thế kỷ nào cách đây bao lâu?
Từ nền dân trị Mỹ tới dòng chảy tội ác công nghệ trong thời đại toàn cầu, Báo cáo Amnesty 2016/17 về những khai thác bất hợp pháp lao động và máu trẻ em của những quốc gia đang sản xuất thiết bị điện tử, máy tính và điện thoại di động (Ảnh: tác giả cung cấp). |
Với cuốn sách của Thời đại Chủ Nghĩa Tư bản Giám sát, Cuộc Chiến vì Tương Lai Nhân loại chống lại quyền lực mới – S. Zuboff, câu hỏi cho thời đại đê tiện đỉnh cao trong công nghệ để kiểm soát và điều khiển con người đã được đặt ra như sau:
“Những công ty công nghệ muốn kiểm soát tất cả “mọi thứ của chúng ta”, “về những gì chúng ta làm”, chỉ vì tìm kiếm lợi nhuận.
Bắt đầu với mục tiêu tổ chức tri thức nhân loại, Google đã kết thúc công việc của họ bằng việc kiểm soát tất cả những ai tiếp cận với tri thức nhân loại; chúng ta tra cứu và hóa ra, chúng ta – con người lại là hệ quả của những kết quả tra cứu đó.
Thiết lập những hệ thống để kết nối con người với nhau, nhưng Facebook đã tìm thấy dữ liệu sở hữu của những gì là bí mật nhất trong mỗi cá nhân con người.
Và trong tất cả những tra cứu mang tính thương mại hóa cao độ nằm ngoài những mục tiêu ban đầu của họ, những tập đoàn này ý thức rõ được việc họ đã và đang bước vào một thời đại có những “tài sản nhân loại” mới: “kiểm soát nhân loại qua hành xử/cảm xúc thái quá” (từ tiếng Anh nguyên bản, “behavioural surplus”).
Theo đó, tất cả những thông tin về từng suy nghĩ, từng từ và từng mong muốn của chúng ta, đã và đang được “thương mại” hóa cho mục tiêu “lợi nhuận lớn” trong những thị trường mới dựa trên những dự báo về từng nhu cầu của chính chúng ta hoặc họ sẽ tự “sản xuất” ra những nhu cầu mới đó cho chúng ta”.
Sự thật của một thế kỷ mà tội ác của công nghệ và tiến bộ công nghệ là biến con người thành máy tự động, trí não con người được dùng như một hệ thống máy để kết nối và tăng cường năng lực tư duy và trí tuệ cho máy tự động hoạt động, dưới tên gọi mỹ miều là máy học, máy học sâu, kết nối trí não người với những kẻ xa lạ, những hệ thống máy tính chạy chương trình coding trí não dựa trên dữ liệu lớn và đạt đến đỉnh cao của dự báo “tuyệt đối”.
Cà chua 1 xu, nền kinh tế 1% và bữa sáng miễn phí: Những bài học từ MỹNội dung |
Thời đại của “chắc chắn” dựa trên dữ liệu họ giám sát con người và tất cả thế giới đã biến con người và thế giới loài người vào trong nhà tù của internet và vài hãng tập đoàn công nghệ cùng sức mạnh của quân đội – chính trị và an ninh bất lương, tạo dựng một thời đại kinh tế 1% xơi tất cả của 99% còn lại?
Sự thật mỉa mai trên đây nhắc lại để nhớ đến thế kỷ 20, hay xa hơn từ những thế kỷ mà con người chỉ là công cụ của những kẻ chủ nô và nô lệ được nuôi ăn đủ để cày bừa cho chủ với mọi thứ cùng con người họ thuộc về chủ nô, những điều tưởng như là vết nhơ của nhân loại, nay lại quay về ngay đầu thế kỷ 21 này, dưới tên gọi được hẳn một giáo sư nghiên cứu về toàn cầu hóa J. Stiglitz nêu ra trong cuốn “Nhân Dân – Sức Mạnh – Lợi Nhuận, Chủ nghĩa Tư bản Tiến bộ thời đại Bất mãn”, rằng “internet và những mạng xã hội là một quyền lực độc quyền tự nhiên, không thể phá vỡ…
Và nhân dân, trong trường hợp này, là những nô lệ mà chúng ta có thực tiễn trả tiền cho chủ nô (nhà nước), chứ không trả tiền cho nô lệ” (bài phát biểu chia sẻ về cuốn sách cùng tên tại C –SPAN).
Thế giới nào và nghịch lý nào đến như vậy, khi hơn 6000 năm lịch sử tiến hóa của nhân loại, hóa ra, lại quay về đúng thời điểm xuất phát, sẵn sàng cướp – giết người để mưu tính nô lệ hóa nhân dân, nô lệ hóa thế giới con người và bằng sức mạnh công nghệ?
Theo đúng như Zuboff, tác giả của Thời Đại Tư Bản Giám sát, đó là tội ác Mỹ! Nhưng hơn 70 năm qua, tội ác Mỹ và những quốc gia ưu thích vĩ đại như Mỹ, đã sẵn sàng chà đạp lên hàng triệu người, hàng triệu triệu sinh mệnh, giống như hàng thế kỷ trôi qua với những khổ nạn do con người và những thể chế ưa thích chiếm đóng và khai thác tàn kiệt những gì của quốc gia và dân tộc khác, chúng ta đang sống trong thế kỷ nào? Thời đại nào?
Những gì họ đã và đang gây ra, cưỡng bức khai thác trí não con người bất hợp pháp, sử dụng trí não và con người để thử nghiệm công nghệ, dưới bất kỳ những từ ngữ đẹp đẽ nào, họ đã và đang gây dựng nên tội ác chồng lên tội ác trong quá khứ, bất chấp việc họ nói đó là vì tương lai nhân loại, bất chấp đó là vì trẻ em và giáo dục…
Bởi có ai, có trẻ em nào, có giáo viên hay giáo dục nào, có thể học dựa trên máu và nước mắt của nhân loại, dựa trên những sự tàn phá con người và cuộc sống tự do và độc lập đích thực của con người?
Hình ảnh của một dòng máu chảy khắp thế giới, qua những sản phẩm được gọi là thông minh (như bản đồ của Amnesty đã vẽ ra trên đây) chả khác gì dòng máu chảy từ trí não, từ con người thật, đã và đang được khai thác tận lực hàng ngày hàng đêm để chảy vào những hệ thống máy học, máy học sâu, hệ thống máy tính nhận thức mà cả một loạt 16 quốc gia lãnh đạo thế giới, đứng đầu là Mỹ đã và đang phạm tội để “thu gom tri thức và giá trị cổ điển” của nhân loại, dùng đó để kinh doanh toàn cầu.
Tôi không phán xét đạo đức và lịch sử nhưng tội ác vẫn là tội ác! |
Nghịch lý thời đại…nỗi thống khổ của con người và nhân loại, lại chảy trong nỗi đau đớn của những kẻ, nhân danh vì con người và tương lai, chà đạp và kìm kẹp lên cuộc đời họ và dường như lần này với sự thống trị trong tư tưởng và hành hạ trong tâm lý, không rõ cách nào, những kẻ nô lệ đời mới, nhân dân thế giới sẽ giải thoát mình bằng cách nào?
Nhất là khi lợi ích của hàng loạt các quốc gia lớn nhất ngồi chầu chực hơn 40 năm qua ở Việt Nam để ăn chia nhau trên máu và trí não những người phụ nữ, những trẻ em Việt, được mang ra sử dụng để làm thử nghiệm và khai thác trí óc với công nghệ máy học hay robot, dưới mác công dân toàn cầu mặc áo dài Việt?
Khi họ biết rõ, trí não con người không phải để thử nghiệm với máy móc, không thể giúp họ giải quyết được vấn nạn khủng hoảng toàn cầu hiện nay, nhưng họ vẫn kiên định phạm tội ác với con người, với phụ nữ và con trẻ, dựa trên mong muốn tội ác phải được hoàn tất đến cùng, để xem thử nghiệm trên con người sẽ dẫn được đến đâu, tôi ghê sợ nhìn đến tương lai của nước Mỹ, của những quốc gia ăn chia với Mỹ,= và tương lai cho những thế hệ sau, bởi máu chảy mãi, chảy mãi, suốt những thế hệ từ 1960 ở Việt Nam đến nay, đến khi nào nước Mỹ và những quốc gia, nợ máu, nợ bao đời, bao thế hệ người Việt, họ có thể trả nổi?
Chúng ta đang sống trong thời đại nào?
Nó đâu là nghịch lý nữa, bởi tội ác tràn đầy trong từng giây phút họ khai thác và lạm dụng con người để làm giàu thêm cho những kẻ sử dụng con người để thử nghiệm bất hợp pháp công nghệ…
Giá cho Mỹ đi lên toàn cầu, giá cho Trung Quốc và những quốc gia lớn đi lên toàn cầu và phát triển, mãi, vẫn cứ là máu và cuộc đời và nguồn khai thác từ những quốc gia đói nghèo như Việt Nam?
Lại Phạm Toàn, với bài thơ Đêm mất ngủ:
“Vẻ đẹp lọc lừa…
Như vô vàn cái đẹp chốn đây
Càng tuyệt trần, càng nham hiểm, càng vô cùng vô dụng.
Thiên hạ tung hô sự giàu sang và vinh quang đâu đó,
Nhưng bậc thiên tài tội nghiệp đang rên rỉ trong nhọc nhằn
Nào ai nhận thấy.
Thiên tài là ở trong chúng ta.
Ngươi, con điếm của Nghệ thuật chúng ta,
Ngươi tự bán thân.
Ta cảm thương những linh hồn đang chết,
(Những linh hồn) Yếu đuối, bị bỏ rơi, khô cằn, tuyệt vọng
Đã từng được ngươi, hỡi kẻ tình nhân vô chung vô thủy ôm ấp trong ngôi nhà thổ mênh mông!
Thời đại internet hay thời đại những “con chó và tiếng còi xe”? |
Cho một kẻ nổi danh tồi tàn, người hôn hôn hít hít,
Nhưng một Musset tội nghiệp, một Lamartine già nua,
Vào lúc số phận lọc lừa nổi lên chống lại họ,
Ngươi mặc xác họ đau khổ trong cảnh hoang tàn xấu xí
Của những mối tình không thỏa.
Thiên tài là ở trong chúng ta.
Đó là 10 sens.
Một trong những giác quan của ta.
Chúng ta nhận được thiên tài từ dòng sữa mẹ.
Khi những vinh hoa đầu tiên làm rạng rỡ vầng trán chúng ta,
Hoặc khi chúng ta bị trói vào trong những khốn cùng đen tối,
Thiên tài đến và tán dương những lời ca chúng ta cất tiếng.
Nhưng thương ôi, chúng ta đồng lòng giết chết thiên tài ấy,
Đám đông dửng dưng và vô ân khinh bỉ chúng ta.
Nhưng với chúng ta thiên tài có giá trị thật cao,
Và khi chiều buông, làn gió nhè nhẹ lướt trên mặt nước, trong lòng chúng ta, thiên tài ngất ngây say
Đứng vùng thẳng dậy!".
Nước mắt của thế hệ trước vì tin vào dân trị Mỹ, nào ngờ, sang đến thế kỷ 21 này, vẫn tiếp tục để con cháu khóc tiếp, trả giá cho niềm tin sai chỗ và nhầm người.
Dân chủ hiện nay chỉ là vỏ bọc cho những tội ác chúng gây ra cho chính người Việt, vẫn bài học cũ, nhưng với sự tàn ác gấp nhiều lần, bởi với công nghệ, chưa có ai, chưa có luật pháp và chưa có gì ngăn cản chúng phạm tội ác toàn cầu.
Một nền giáo dục xây dựng trên tội ác, đó là nghịch lý ư?