Thời đại internet hay thời đại những “con chó và tiếng còi xe”?

25/07/2019 06:52
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Những xâm phạm về quyền con người trong dữ liệu lớn đã và đang được cảnh báo. Nhưng ai nghe? Luật pháp ở đâu bảo vệ con người?

Cách đây hơn 75 năm, 1945, có một cuốn được ra mắt thế giới và trở nên hiện tượng văn học thế giới, mô tả về những con người và những con vật, mối quan hệ khi vì tiền, vì lợi ích, lợn bắt tay với người để “kinh doanh” trên thân xác đồng loại. [1]

Khi đó, tác giả viết với ám chỉ về thời đại và cuộc sống sau đó của Nhân dân và giai cấp thống trị.

Câu kết nhất của cuốn truyện là “Tất cả mọi người đều bình đẳng, nhưng có những kẻ bình đẳng hơn những kẻ khác”.

Đến năm 1970, một tác phẩm lớn khác đã ra mắt “Trăm Năm Cô đơn”, với hình ảnh ẩn dụ về sự “tự diệt vong” của loài người, khi kiến ăn thịt người và khi con người tự “quần hôn” trong cùng dòng tộc. [2]

Những kẻ cô đơn, những kẻ phải tự “cô lập” với những gì đã và đang xảy ra xung quanh cuộc đời và thế giới, đối mặt với những tham vọng và mưu tính của những kẻ khác…tất cả cũng đều dẫn đến diệt vong, dưới góc độ này hay góc độ khác.

Hình ảnh con người cuối cùng tồn tại trong một dòng họ là con người với chiếc đuôi lợn, “lại giống”.

Cuốn sách Trăm Năm Cô đơn (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn sách Trăm Năm Cô đơn (Ảnh: tác giả cung cấp).

Nhắc đến những tác phẩm văn học trên, trong thời đại của thế hệ cúi đầu và zombie của internet vạn vật (IoT) hôm nay, liệu có ích gì chăng?  

Hy vọng thôi, hy vọng rằng không vì thị trường, vì lợi ích, có những kẻ đang tâm đẩy thế giới con trẻ, thế giới của loài người, về lại thời đại “người lợn” hay “lợn người” như được mô tả trong lịch sử văn học.

Nỗi lo về con người đang trên đường trở lại thời xa xưa là ảo tưởng ư? 

Không, hãy đọc những cuốn sách gần đây nhất nói về internet vạn vật (IoT), về dữ liệu lớn (big data), về AI (trí tuệ nhân tạo), về kết nối não người với nhau và với máy tính cùng mạng xã hội…

Tất cả những ví dụ đó, đã và đang là hiện thực ghê sợ với tương lai của thế giới loài người dưới góc độ, chúng ta đã mất hoàn toàn tự do cá nhân, mất đi toàn bộ nhân tính của một cá nhân trong xã hội internet.  

Và tất cả cũng đều được nói, được viết, được thông tin, với một cách không có gì thản nhiên hơn thế.  

Liệu chúng ta có đang mất tính “người”?

Liệu có ai đặt con người và đạo đức con người, đạo đức xã hội, lên trên những nghiên cứu xâm phạm đến quyền con người và quyền được sống như một con người, của một thế giới đang kết nối toàn cầu ngày nay?

Hay chúng ta đang đi tới một tương lai, được mô tả rằng “khi tự động, chúng ta cần một con chó để canh con người không đi tới hệ thống tự động, và con người ở đó thì để canh chó và cho chúng ăn” (*)?

Và chỉ có “tiếng còi xe” (*) để báo hiệu về, à chúng ta vẫn đang tồn tại?

Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội
Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội

Những xâm phạm về quyền con người trong dữ liệu lớn đã và đang được cảnh báo.  Nhưng ai nghe? Luật pháp ở đâu bảo vệ con người?

Những vi phạm về nhân quyền ở mức cao nhất trong lịch sử loài người, dùng con người với số lượng lớn để nghiên cứu trực tiếp những ứng dụng trên máy tính kết hợp với AI, với máy học, với não con người, một cách bất hợp pháp và kéo dài hơn 30 năm đã và đang xảy ra.

Những nghiên cứu về giáo viên và học sinh với công nghệ giáo dục đã và đang tiến hành trên diện rộng, thu thập và xử lý dữ liệu lớn về khách hàng nhằm mưu tính những kinh doanh trên dữ liệu cá nhân của các tập đoàn và chính phủ bất lương, đã và đang diễn ra…

Vậy, đó là những điều tử tế cho con người, cho xã hội loài người hay cho cái gì? Hỡi những nhà cai trị thế giới?

Khi chúng ta chứng kiến, ở tầng lớp ưu tú nhất, những nhà nghiên cứu khoa học tài năng, đoạt giải thưởng quốc tế, hay những tỷ phú đô la hàng đầu thế giới, nhưng họ sẵn sàng bất chấp tất cả, để lấy con người ra làm thử nghiệm, để hy sinh con người và quyền được sống như một con người của nhân dân ra làm thực nghiệm, bất chấp đạo đức, bất chấp pháp luật và trật tự phát triển con người và xã hội theo nghĩa tử tế và đúng mực của nó, chúng ta đang chứng kiến hiện tượng tự diệt vong và lại giống “người đuôi lợn”?

Câu hỏi, ai có quyền đứng trên kẻ khác, đồng loại của mình, để dùng con người thử nghiệm bất hợp pháp và vô nhân tính, trên con người?

Ai có quyền đứng trên luật pháp và trật tự của tự nhiên, hay rõ là chúng ta đang quay lại “Tất cả đều bình đẳng, nhưng có những kẻ bình đẳng hơn kẻ khác”, chỉ bởi vì chúng có tiền, có quyền, có sức mạnh công nghệ và sự dối trá để lừa dối cả thế giới về máy học với AI?

Liệu chúng ta đang đi đúng đường để diệt vong hay quay lại thời súc vật? Câu trả lời ở đâu?

Tài liệu tham khảo:

(*) Từ ngữ của cuốn Xin cảm ơn vì đã đến trễ, Thomas Friedman

[1]https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C4%83m_n%C4%83m_c%C3%B4_%C4%91%C6%A1n

[2]https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A1i_s%C3%BAc_v%E1%BA%ADt

Nguyễn Thị Lan Hương