Chúng ta luôn nói đến những điều vĩ đại, nhất là trong các khẩu hiệu. Nhưng nếu chỉ nhìn đến vài điều nho nhỏ thôi như mẹ tôi thường bảo: “Quan tâm gì những thứ kẻ khác nó vẽ ra, cứ nhìn giá ở chợ nhà quê là đủ hiểu, chúng ta đang phải sống ở thời đại nào”.
Cà chua 1 xu là hình ảnh ví von cho tất cả những người đang trực tiếp sản xuất ra những vật dụng, sản phẩm và lương thực hàng ngày cho chúng ta tiêu dùng. (*)
Họ chỉ được quyền bán với giá thấp nhất, thậm chí dưới giá thành, nhất là khi cạnh tranh toàn cầu, bởi chúng ta đang được “tự do” cạnh tranh mà.
Tự do này không hề có lịch sử, không hề tính đếm đến nhân văn, đạo đức hay cơ hội cho những kẻ mà ở Việt Nam chúng tôi hay ví “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” [1] và ở thời đại 4.0 này, nếu ai đó đi ra vào khu có đâu hàng trăm bạn trẻ, đứng đó chờ người gọi đi làm theo giờ, theo công việc hay theo cuốc xe mà ai đó cần…dù họ tốt nghiệp đại học. [1]
Điều tương tự cũng xảy ra ở Mỹ, với 65% bỏ học đại học với khoản nợ lên tới 1,5 nghìn tỷ [2], 50% tốt nghiệp đại học không có việc làm hoặc không làm đúng với ngành nghề mình học [2.1] và nghịch lý nhất là giáo viên các cấp phổ thông vẫn thiếu trầm trọng trong suốt 20 năm [2.2], bởi mức lương cho giáo viên không đổi kể từ năm 1970s (nếu tính đủ lạm phát và trượt giá đồng tiền). [2.3]
Chào mừng chúng ta đến với thời đại “hủy diệt” cấp toàn cầu.
Ở Mỹ, họ làm bộ phim “Kẻ hủy diệt” từ năm 1984 để dự báo cho thời đại được “hủy diệt” chính thức từ 2000 và sau đó mà theo Thomas Friedman “Không ai được an toàn” kể cả “kẻ hủy diệt”. [3]
Họ đã “hủy diệt” bằng 2 công cụ: toàn cầu hóa thông qua các thỏa thuận tự do thương mại, mà vị thế thương lượng luôn thuộc về kẻ mạnh [4] và công nghệ dựa trên ứng dụng internet dù “internet không phải là câu trả lời”. [4.1]
Toàn cầu hóa thông qua các thỏa thuận tự do thương mại (Ảnh: tác giả cung cấp). |
Nền kinh tế 1% được gây dựng ra sao ở nước Mỹ trong suốt lịch sử America, Inc. (Tập đoàn Mỹ), thông qua hệ thống “Ai quản trị nước Mỹ” [5] và làm giàu như thế nào, gây đổ vỡ và bất bình đẳng lớn ra sao, xin đọc kỹ cuốn “Internet không phải là câu trả lời” [4.1].
Những gì Keen khẳng định từ trong “insider” (kẻ nội bộ của giới công nghệ), được khẳng định thêm bởi “Công việc Ma: Làm sao để buộc Sillicon Valley dừng tạo thêm những thế hệ đói nghèo mới trên toàn cầu” (“Ghost Work: How to stop Sillicon Valley from Building a New Global Underclass”). [6]
Điều cơ bản là, ngoài những gì hữu dụng cho nhân loại khai thác từ công nghệ và ứng dụng, họ chỉ nghĩ đến “Monetize Me” (Làm tiền từ Bạn). [4.1]
Tất cả những gì thuộc về nhân loại, thuộc về con người, cá nhân và tự do đều được “cai trị” bởi những tập đoàn không có “trái tim”: họ đi thu thập tất cả về bạn, lưu trữ, phân tích, dự đoán và thay đổi bạn, từ suy nghĩ đến hành vi.
Trong giáo dục, một ví dụ điển hình mà tất cả có vẻ như ca ngợi về “toàn cầu hóa giáo dục thông qua công nghệ”, đó là học online và theo chương trình “cá nhân hóa” (personalized learning).
Xin thưa, trong Internet không phải là trả lời, nhận định của giáo sư tham gia dạy MOOCs rằng “hàng chục nghìn người đăng ký, nhưng đó là mô hình các học sinh ở Harvard được học và trao đổi trực tiếp với giáo sư, còn tất cả những học sinh, sinh viên nghèo khác thì được “quan sát” việc sinh viên Harvard nói chuyện với giáo sư thế nào.
Sinh viên và Harvard có vẻ tốt đẹp hơn, nhưng các học sinh khác thì học ngày càng tồi hơn”. [4.1]
Chưa hết, ngay trên chuyên san về công nghệ giáo dục (EdSurrge), người ta nhận xét về phương thức chúng ta dùng công nghệ giáo dục cho học sinh là:
“Không mang tính nhân bản và cũng chả có gì gọi là học theo chương trình được cá nhân hóa. Bởi, chương trình cung cấp được phát triển dựa trên “thuật toán” mà algorthims sẽ cung cấp cho học sinh đọc cái gì, nghĩ đến cái gì.
Nó không phải là cách giáo dục dành cho con người, đó chỉ là “tiêu hóa” nguồn tài liệu giáo dục” [7], chả hề có tính “tư duy”, “sáng tạo” hay có tính nhân bản trong đó.
Từ dòng chảy thương mại toàn cầu đến những tội ác toàn cầu! |
Đó là thực trạng của nền kinh tế 1%, mà trong đó lương giáo viên được trả ở mức thấp nhất xã hội, từ 1970 đến nay và chúng ta mơ về “giáo dục chất lượng cho tất cả”.
Nền kinh tế 1% với 1 xu cà chua đã chặn toàn bộ cơ hội, dẫu từ giáo dục cơ bản cho học sinh và người dân cơ hội phát triển vươn lên.
Những đứa trẻ sống với cha mẹ có thu nhập thấp, hoặc không có công việc ổn định hay chúng là học sinh da màu và gia đình đạt “chuẩn” để có bữa ăn sáng miễn phí ở trường học phổ thông. (**)
Nó là một chỉ dấu rõ cho tất cả về việc, tương lai của đứa trẻ ở đâu, thậm chí đã có hẳn những nghiên cứu kéo dài hơn 20 năm qua về cấu trúc “trường học – nhà tù, làm sao để cải thiện môi trường học giúp giảm thiểu phạm tội của trẻ vị thành niên, da màu và thu nhập thấp”. [8]
Khi nghĩ đến giáo dục, chúng ta nghĩ đến giáo viên và phụ huynh. Khốn khổ thay cho tất cả, vì nền kinh tế quá bất bình đẳng [9], vì cơ hội vươn lên được chặn từ “mức lương tối thiểu” dành cho giáo viên và người lao động – phụ huynh, kéo dài hơn 20 – 40 năm qua, học sinh và xã hội gần như bất lực.
Trong khi mọi người ở Harvard đề cập đến Making Caring Common (Hãy làm cho Quan tâm trở nên phổ biến), nhưng chính sách về lương tối thiểu, về giáo viên, về bất bình đẳng trong cấu trúc làm việc và phân phối thu nhập không giải quyết được, làm sao để giải thích hiện tượng tăng lên 13% dân số Mỹ đạt “chuẩn” tàn tật [10], nhất là trong tâm lý và thần kinh, trong 20 năm qua?
Những bữa sáng miễn phí có thể tốn ngân sách nhà nước khoảng vài tỷ đô la, nhưng những ưu đãi thuế và “trộm cắp công khai tài sản và nguồn lực xã hội và đất nước” [11] thông qua hàng chục tập đoàn lớn bắt tay với chính phủ để “ăn chia”, nó làm nước Mỹ khánh kiệt mà xét dưới góc độ nào đó nếu như Lehman Brothers bị phá sản [12], America, Inc. cũng phải phá sản từ năm 2008. [13]
Những kẻ “hủy diệt” được xếp hạng giàu có trên Forbes [14] nhưng dựa trên hàng trăm triệu người Mỹ và thế giới trả giá. [14.1]
Họ đâu đóng thuế và sự giàu có của họ được tính đếm dựa trên số nợ quốc gia và nợ tương lai mà sinh viên học sinh đang gánh. [14.2]
Ấy nhưng mà, như Friedman mô tả “những ngài quý tộc của giới tài chính toàn cầu, mặc dù thừa nhận khủng hoảng gây đổ vỡ kinh tế, nhưng nhất định không xin lỗi” [14.3] hay có hành xử phù hợp để sửa chữa lại những sai lầm và lừa dối cả thế giới của mình.
Thế nên, với R. Thaler, phần cuối của cuốn sách viết về nền kinh tế hành vi, ông đã gọi chính xác từ “những chính phủ và tập đoàn với những ý đồ bất lương” [15], chúng sẵn sàng sử dụng bất kỳ nghiên cứu khoa học nào để kiếm lợi và gây thiệt hại lớn cho nhân dân, bất chấp chuyện gì là hệ lụy.
Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội |
“Những kẻ điên đang nhảy múa” [15], bởi nếu không thế, lý giải làm sao cho những chỉ số tăng trưởng ảo, mà với các ngài đầu tư thì Trung Quốc chỉ là 3,5%/năm [16], nhưng IMF thì thông báo cho toàn thế giới về mức 6,2%? [16.1]
“Internet không là câu trả lời” [17], cũng đúng như “Thời đại toàn cầu hóa đã đến hồi quá bất mãn” (J. Stiglitz). [4]
Và để sửa chữa, nền kinh tế 1% thúc đẩy nhanh chóng chương trình “Kết nối toàn cầu”, “Cùng chung vận mệnh”, “Một Vành Đai, Một Con Đường” [19] nhằm đảm bảo ăn chia sớm nhất trên đầu dữ liệu của hàng tỷ người dân, trước khi có luật lệ quốc tế quy định.
Hình ảnh của người dân với cà chua 1 xu, với những đứa trẻ có bữa sáng miễn phí do chính phủ cung cấp, nhưng dựa trên máu xương và cuộc đời của hàng triệu, hàng tỷ người, đang chịu đựng mặt trái của toàn cầu hóa và những giá phải trả cho những tập đoàn công nghệ và đa ngành nhưng thường trốn thuế, công khai, dù hợp pháp hay bất hợp pháp, làm chúng ta cần suy nghĩ đến câu hỏi:
“Tương lai nào cho thế hệ sau, khi chúng được ăn miễn phí bữa sáng từ máu xương và cuộc đời của cha mẹ chúng và của hàng chục triệu người khác?
“Miễn phí bữa sáng hay những tiền lẻ từ thiện hỗ trợ học sinh sinh viên học, liệu có giải quyết tận gốc bất bình đẳng về tầng lớp, cơ hội sống và phát triển của học sinh hay không? Nếu là không, thì giáo dục sẽ phải làm gì?
Hay câu chuyện cần giải quyết rõ và triệt để từ chính sách công cho cơ hội học chất lượng và suốt đời, lao động với mức lương và chi trả thỏa đáng, giáo viên và những ngành nghề xã hội không phải là nô lệ của thời đại?”.
Hãy nói về nền kinh tế vô cùng bất bình đẳng, bởi những kẻ có quyền lực trong kinh tế - chính trị đang phá nát thế giới này, trước khi kêu gọi giáo dục và nhà trường phải trở thành “hạt nhân thay đổi”.
Chính họ đã và đang là nạn nhân của các chính sách xã hội và cấu trúc phân chia quyền lực, thị trường, một cách bất lương.
Tài liệu tham khảo:
(*) Winner-Take-All Society: Why the Few at the Top Get So Much More Than the Rest of Us, Robert H. Frank
(**) https://www.fns.usda.gov/sbp/school-breakfast-program
[1] Ca dao Việt “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”; Chợ lao động, https://baomoi.com/doc-suc-o-cho-lao-dong-nu-ha-noi-may-lam-ngay-kiem-duoc-150-nghin-dong/c/27923602.epi; https://vnexpress.net/y-kien/sinh-vien-ban-tre-se-khong-dinh-huong-duoc-tuong-lai-neu-chay-xe-om-cong-nghe-3876075.html;
[2] https://www.americanprogress.org/issues/education-postsecondary/reports/2019/06/12/470893/addressing-1-5-trillion-federal-student-loan-debt/; 2.1 http://newasiagloballearning.com/tin-tuc/the-he-khong-co-co-hoi-hay-su-that-bai-cua-giao-duc.html; The Forgotten Americans, An economic Agenda for a Divided Nation, Isabel Sawhill; 2.2 LPI, Understanding the shortage of teachers, 2018; 2.3 https://www.epi.org/publication/u-s-schools-struggle-to-hire-and-retain-teachers-the-second-report-in-the-perfect-storm-in-the-teacher-labor-market-series/; The Data Tells All: Teacher Salaries Have Been Declining For Years, EdSurge;
[3] That’ used to be US. Thomas Friedman;
[4] Globalization and its discontent, J. Stiglitz; 4.1 The Internet is not the answer, A. Keen; https://www.goodreads.com/book/show/20763854-the-internet-is-not-the-answer
[5] Who rules America? G. Domhoff;
[6] https://www.goodreads.com/book/show/41963432-ghost-work;
[7] https://www.edsurge.com/news/2018-01-21-personalized-learning-is-a-problem-of-privilege
[8] Ending the school-to-prison pipeline Steering Committee, https://www.gpo.gov/fdsys/pkg/CHRG-112shrg86166/pdf/CHRG-112shrg86166.pdf; https://www.aclu.org/issues/juvenile-justice/school-prison-pipeline;
[9] https://www.epi.org/publication/the-new-gilded-age-income-inequality-in-the-u-s-by-state-metropolitan-area-and-county/; The rise and fall of American growth, US living standard since Civil War, R. Gordon;
[10] 2016 US Annual Statistic on Disabilities;
[11] The death and life of the great American public schools: how testing and choice is undermining our education; Reign of errors: Hoax of Privatization Movement and the Dangers to America’ Public Schools, D. Ravitch; Secret Empires: How the American Political Class Hides Corruption and Enriches Family and Friends, P. Sweizer;
[12] https://en.wikipedia.org/wiki/Lehman_Brothers
[13] America, Inc.; M. Mintz; https://www.brookings.edu/opinions/the-real-national-security-threat-americas-debt/; GAO, 2017, GOVERNMENT EFFICIENCY AND EFFECTIVENESS, Opportunities to Address Pervasive Management Risks and Challenges while Reducing Federal Costs; https://www.cfr.org/backgrounder/national-debt-dilemma
[14] https://fortune.com/2019/04/11/amazon-starbucks-corporate-tax-avoidance/;
14.1 https://www.icij.org/investigations/panama-papers/; https://www.nytimes.com/interactive/2017/11/10/opinion/gabriel-zucman-paradise-papers-tax-evasion.html; https://www.theguardian.com/commentisfree/2018/oct/26/dont-want-billionaires-philanthropy-pay-their-taxes; https://dantri.com.vn/suc-manh-so/facebook-tron-thue-tai-viet-nam-can-thuc-hien-che-tai-nao-20190118083917615.htm; https://ndh.vn/-facebook-google-thu-ca-tram-trieu-usd-tai-viet-nam-nhung-khong-dong-thue--20171118092556159p4c145.news;
14.2 http://worldpopulationreview.com/countries/countries-by-national-debt; https://www.weforum.org/agenda/2018/05/63-trillion-of-world-debt-in-one-visualization;
14.3 Đã từng là bá chủ: Mỹ đã tụt hậu trong thế giới do mình tạo ra như thế nào và bằng cách nào quay trở lại, T. Friedman;
[15] Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính, Sự hình thành kinh tế hành vi, R. Thaler;
[16] The rise and fall of nations: Forces of Change in the post-crisis world, R. Sharma; https://trithucvn.net/trung-quoc/dang-cong-san-trung-quoc-da-co-dau-hieu-sup-do-toan-dien.html;
16.1 https://vnexpress.net/kinh-doanh/imf-lai-ha-du-bao-tang-truong-toan-cau-3957099.html;
[17] Internet is NOT the answer, A. Keen;
[18] Một thế giới, Hai Con Đường, Nguyễn Thị Lan Hương, http://www.newasiagloballearning.com/tin-tuc/mot-the-gioi-hai-con-duong.html; Giấc Mộng Trung Hoa, Ác mộng Láng giềng, http://nghiencuuquocte.org/2018/04/22/giac-mong-toan-cau-cua-trung-quoc-ac-mong-cua-lang-gieng/