7 bí kíp sử dụng phần mềm miễn phí tổ chức dạy - học hiệu quả trong mùa dịch

11/03/2020 13:24
Tùng Dương
(GDVN) - Trong quá trình giảng dạy online, khó khăn hầu hết thầy cô gặp phải là chưa quen với hình thức này, thiếu những kỹ năng cơ bản về công nghệ bắt buộc phải có.

Hiện nay học sinh, sinh viên hầu hết các trường đều phải nghỉ học để phòng chống dịch, vậy nên việc dạy và học trực tuyến được xem như một trong những giải pháp duy trì hoạt động dạy và học khả thi, cần thiết, để chương trình không bị gián đoạn.

Nhưng việc chuyển từ cách dạy học truyền thống sang dạy bài học trực tuyến khiến không ít giáo viên gặp khó khăn, hầu hết thầy cô chưa quen với hình thức này, thiếu những kỹ năng cơ bản, bắt buộc phải có và chưa hiểu nhiều về những công cụ phần mềm công nghệ thông tin.

Giáo viên chưa biết cách khai thác cũng như hiểu về các ứng dụng, cách phối hợp những công cụ đó với nhau để dạy học trực tuyến một cách hiệu quả. Mặt khác, các ứng dụng mà các thầy cô tự khai thác không chuyên biệt cho giảng dạy và học tập, mỗi học sinh, phụ huynh lại sử dụng kết nối khác nhau nên khó theo sát được quá trình học tập tại nhà của các em.

Thầy Đỗ Văn Bảo: "Cách để chúng ta phối hợp các phần mềm, các công cụ với nhau để giúp cho những giờ học trực tuyến hiệu quả, sinh động gần giống như những giờ học trực tiếp". Ảnh: Tùng Dương.
Thầy Đỗ Văn Bảo: "Cách để chúng ta phối hợp các phần mềm, các công cụ với nhau để giúp cho những giờ học trực tuyến hiệu quả, sinh động gần giống như những giờ học trực tiếp". Ảnh: Tùng Dương.

Để cùng tìm hiểu những việc cần làm để khai thác tối đa các tiện ích trực tuyến phục vụ giảng dạy, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đỗ Văn Bảo - Giáo viên dạy môn Toán, chuyên gia dạy học Online Trường trung học Vinschool, cho biết:

“Với mong muốn song hành cùng các trường và giúp học sinh đảm bảo việc học tập, nên trong bài chia sẻ này, tôi sẽ không đi sâu vào từng phần mềm ứng dụng, mà chỉ chia sẻ kinh nghiệm để khai thác các công cụ để hỗ trợ dạy học trực tuyến hiệu quả.

Cách để chúng ta phối hợp các phần mềm, các công cụ với nhau để giúp cho những giờ học trực tuyến hiệu quả, sinh động gần giống như những giờ học trực tiếp. Mỗi công cụ sẽ hỗ trợ giáo viên thực hiện được một vài hoạt động của mình trong quá trình dạy học của mình.

Thứ nhất, để hỗ trợ kết nối, thiết lập môi trường trực tuyến, giáo viên có thể dụng các công cụ như Hangouts, Zoom, Skype, Microsof Teams... Các thầy cô nên tạo lập một quy tắc học Online cụ thể cho học sinh, đó là: Tất cả phải bật webcam để thầy cô có thể thấy được học sinh.

Khi học thì các em cần tắt mic, khi nào thầy cô điểm danh hoặc mời trả lời thì bật mic trả lời, sau đó chuyển qua chế độ tắt.

Học sinh cần có vở và đồ dùng học tập để ghi chép cẩn thận bài học, và cần tham gia các hoạt động học tập và làm bài đầy đủ khi được giáo viên giao nhiệm vụ.

Thứ hai, học sinh hỗ trợ hoạt động thuyết trình và trình bày bài giảng có các phần mềm quen thuộc như Powerpoint, Word, Paint, Onenote,...

Sau khi đã tạo lập thì việc tương tác sẽ rất đơn giản, giáo viên có thể chọn toàn bộ màn hình hoặc cửa sổ màn hình, sau đó giáo viên mở sẵn file Powerpoint để chia sẻ trên đó, và có thể mời học sinh trả lời.

Thứ ba, để tương tác với học sinh thì có các công cụ của Meet Hangouts, Zoom như nhắn tin, voice chat... Sau khi học sinh phản hồi có thể trả lời bằng miệng.

Muốn xem bài của học sinh thì giáo viên có thể xem qua webcam và chụp lại.

Như vậy có thể nói về vấn đề tương tác thì giáo viên có thể giải quyết được bằng cách cho học sinh trả lời hoặc cho học sinh trả bài bằng cách chụp màn hình.

Mỗi công cụ sẽ hỗ trợ giáo viên thực hiện được một vài hoạt động của mình trong quá trình dạy học của mình. Ảnh: Tùng Dương.
Mỗi công cụ sẽ hỗ trợ giáo viên thực hiện được một vài hoạt động của mình trong quá trình dạy học của mình. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo viên dạy trực tuyến cần biết cách phối hợp các công cụ để dạy học được hiệu quả. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo viên dạy trực tuyến cần biết cách phối hợp các công cụ để dạy học được hiệu quả. Ảnh: Tùng Dương.

Thứ tư, công cụ để giúp cho học sinh có thể thảo luận với nhau là ứng dụng Padlet.com. Trên ứng dụng học sinh có thể chia sẻ và cùng nhau đóng góp ý kiến trên một bảng, sau đó giáo viên có thể xem được bảng nhóm này.

Ứng dụng này giáo viên đề nghị học sinh đăng kí vào đây và sử dụng, nếu muốn chia 3 đến 5 học sinh một nhóm thì chúng ta sẽ tạo và các em trong nhóm đó sẽ dùng chung một bảng này. 

Đây là một phần mềm mà chúng ta có thể cho phép nhiều học sinh cùng viết trên một bảng, các em đều nhìn thấy ý kiến của các bạn trong nhóm, rất phù hợp cho việc học nhóm. Ví dụ giáo viên có một chủ đề nào đó thì có thể để nhóm đó tự thảo luận, sau 5 phút giáo viên sẽ xem bảng nhóm của từng học sinh.

Thứ năm, muốn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập thì có thể lựa chọn các ứng dụng Wheelofnames.com (chọn tên ngẫu nhiên), hay  Kahoot (công cụ tạo trò chơi với bộ câu hỏi trắc nghiệm đơn giản và hấp dẫn).

Với Kahoot, giáo viên có thể tìm hiểu và tạo ra các câu hỏi trắc nghiệm và có thể cho thêm một vài câu hỏi củng cố kiến thức.

Học sinh sẽ đăng nhập vào và trả lời các câu hỏi, phần mềm này ngay cả học trên lớp trực tiếp thì học sinh cũng rất thích. Phần mềm này có thể tự động sắp xếp điểm của học sinh, các em có thể thấy bạn nào đang trả lời đúng câu bao nhiêu, được bao nhiêu điểm và xếp thứ mấy.

Thứ sáu, muốn đánh giá học sinh qua quá trình xây dựng bài, tham gia các hoạt động thì giáo viên có thể  sử dụng công cụ quản lý lớp học Class Dojo, ghi nhận sự tích cực tham gia của học sinh trong các hoạt động học tập.

Thứ bẩy, để hỗ trợ kiểm tra, xem xem học sinh sau một giờ học đã thu lượm được những kiến thức như thế nào, giáo viên có thể sử dụng công cụ Kahoot kiểm tra, củng cố nhanh, hoặc Google form tạo bài kiểm tra trắc nghiệm, hay Youtube, Drive lưu clip, ảnh sản phẩm dự án học tập".

Muốn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập thì có thể lựa chọn các ứng dụng Wheelofnames.com (chọn tên ngẫu nhiên). Ảnh: Tùng Dương.
Muốn khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động học tập thì có thể lựa chọn các ứng dụng Wheelofnames.com (chọn tên ngẫu nhiên). Ảnh: Tùng Dương.
Giáo viên sẽ tạo bài kiểm tra trên này rồi gửi đường link cho học sinh, các em có thể làm luôn trong 15 phút và khi các em làm xong sẽ được biết điểm ngay. Ảnh: Tùng Dương.
Giáo viên sẽ tạo bài kiểm tra trên này rồi gửi đường link cho học sinh, các em có thể làm luôn trong 15 phút và khi các em làm xong sẽ được biết điểm ngay. Ảnh: Tùng Dương.
Khi học thì các em cần tắt mic, khi nào thầy cô điểm danh hoặc mời trả lời thì bật mic trả lời, sau đó chuyển qua chế độ tắt. Ảnh: Tùng Dương.
Khi học thì các em cần tắt mic, khi nào thầy cô điểm danh hoặc mời trả lời thì bật mic trả lời, sau đó chuyển qua chế độ tắt. Ảnh: Tùng Dương.

Cũng theo thầy Bảo: "Nếu giáo viên có nhu cầu tạo bài kiểm tra, mục đích ghi nhận xem học sinh đạt được kết quả gì sau tiết học, việc này giáo viên dùng ứng dụng Google form, đây là công cụ ứng dụng biểu mẫu.

Ở đây giáo viên sẽ tạo bài kiểm tra trên này rồi gửi đường link cho học sinh, các em có thể làm luôn trong 15 phút đồng hồ và khi các em làm xong sẽ được biết điểm ngay.

7 bí kíp sử dụng phần mềm miễn phí tổ chức dạy - học hiệu quả trong mùa dịch ảnh 7Dạy học trực tuyến hiệu quả, thầy cô phải chuẩn bị gấp đôi gấp 3 dạy trực tiếp

Ngoài ra các thầy cô có thể cần thêm một số yêu cầu để tổ chức một số hoạt động khác nữa, nhưng về cơ bản thì những hoạt động như vậy trên môi trường trực tuyến thì chúng ta có những công cụ đó để đáp ứng nhu cầu, những hoạt động mà chúng ta mong muốn.

Thầy cô có thể phối hợp các công cụ một cách hiệu quả để triển khai được lớp học của mình và hấp dẫn được học sinh.

Hơn nữa việc dạy trực tuyến muốn đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị giáo án nhiều hơn gấp 3 lần so với dạy học trực tiếp ở trên lớp, giáo án đều được trình bày trên file Powerpoint để trình chiếu.

Tuy nhiên, dù dạy trực tuyến hay trực tiếp, dù có nhiều công cụ hỗ trợ đến mức nào thì phương pháp của thầy cô vẫn là linh hồn của một giờ học, nó quyết định đến việc dạy và học một cách hiệu quả nhất”.

Tùng Dương