Vì sao tội phạm ngày càng trẻ hóa?

23/07/2012 16:00
Kim Ngân
(GDVN) - TS. Tâm lý học Nguyễn Kim Quý: "Luật pháp chưa đủ chế tài răn đe. Ví dụ, vụ Lê Văn Luyện giết người nhưng chỉ chịu hình phạt là 16 năm tù. Việc xét xử này tạo ra sự bất bình trong dư luận xã hội và tạo ấn tượng cho lớp trẻ học theo. Đó là điều hết sức nguy hiểm".
Liên tiếp những thông tin về thủ phạm trong các vụ trọng án gần đây như vụ Lê Văn Luyện, vụ nổ mìn ở tiệm vàng Hoàng Tín (ở số 124 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, HN); học sinh lớp 8 Đồng Nai dùng dao đâm tình địch từng là bạn thân hay mới đây nhất là vụ án mạng oan nghiệt con giết cha mẹ ở quận Hoàng Mai (HN) thậm chí là HS lớp 6 dùng axit tạt vào tình địch… khiến nhiều người thực sự lo ngại về hiện tượng “tội phạm đang trẻ hóa”. 
Để lý giải hiện tượng này, PV Báo GDVN có buổi trò chuyện với chuyên gia tâm lý TS. Nguyễn Kim Qúy (Giảng viên ĐH Sư Phạm Hà Nội - cố vấn đường dây tư vấn hỗ trợ trẻ em của Cục Bảo vệ Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội).
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Qúy cho rằng hiện tượng "tội phạm trẻ hóa" đáng báo động đặc biệt là số lượng gia tăng và mức độ ngày càng ghê gớm.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Qúy cho rằng hiện tượng "tội phạm trẻ hóa" đáng báo động đặc biệt là số lượng gia tăng và mức độ ngày càng ghê gớm.
Chế tài chưa đủ sức răn đe
Ai phải chịu trách nhiệm và vai trò của họ như thế nào? TS Kim Quý nói: “Không phải bản thân tôi lo ngại mà là cả xã hội lo ngại đến tình trạng này, đòi hỏi cả xã hội phải quan tâm. Đặc biệt là những người mà chính phủ giao nhiệm vụ quản lý văn hóa xã hội, là nhà trường có nhiệm vụ giáo dục con người, Đoàn thanh niên và quan trọng nhất là giáo dục từ gia đình. Anh phải phòng ngừa, chứ không thể đợi để xảy ra mới xử lý”.

Theo TS Quý thì nguyên nhân xuất phát từ chính sự “thiếu xót” của nền giáo dục, từ chế tài xử lý chưa đủ mạnh, đủ sức răn đe và từ chính từ sự giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa thành công.

Vụ

Vụ "tra tấn" học trò: Chép bài khi thầy "chưa cho phép" cũng bị đánh

Clip: Rùng mình, giáo viên ở Thái Nguyên kể chuyện

Clip: Rùng mình, giáo viên ở Thái Nguyên kể chuyện "tra tấn" học trò

Rùng mình với cách đánh ghen của học sinh lớp 6

Rùng mình với cách đánh ghen của học sinh lớp 6

Luật pháp chưa đủ chế tài răn đe. Ví dụ, vụ Lê Văn Luyện giết người nhưng chỉ chịu hình phạt là 16 năm tù. Việc xét xử này tạo ra sự bất bình trong dư luận xã hội và tạo ấn tượng cho lớp trẻ học theo. Đó là điều hết sức nguy hiểm.
Mặt khác, TS tâm lý Kim Quý giải thích rằng lứa tuổi vị thành niên có nhiều biến động nhất và được coi là thời kỳ khủng hoảng nhất trong cuộc đời con người. Đó là quá trình vận động hình thành nhân cách con người, có rất nhiều diễn biến. Nếu không được uốn nắn từ nhỏ thì đến tuổi này nguy cơ bùng phát hành vi phạm pháp rất cao.

“Ở tuổi này lòng tự trọng, tự ái rất cao và muốn khẳng định mình trong đám bạn bè, phóng đại mọi việc. Thể hiện ở việc chạy theo mốt ăn chơi, cách nói tục tĩu, có những hành động khác thường, khác người khiến chúng ta không tưởng tượng nổi”, TS Quý nhấn mạnh.

Phân tích diễn biến tâm lý của hành vi ấy, TS Quý nhận định: “Hơn thế, tâm lý của lứa tuổi này còn bị ảnh hưởng từ phim ảnh khiêu gợi, game bạo lực… làm khơi dậy bản năng hung tính của nó. Có thể ban đầu nó thấy kinh sau đó thấy hấp dẫn và rồi bắt chước. Ăn chơi thiếu tiền, kinh nghiệm sống ít, muốn thỏa mãn nhu cầu để hơn bạn thì phải hành động như những gì nó đã thấy. Lúc đó, không kiềm chế được bản năng, cái tôi, bất chấp tất cả mọi thứ kể cả vi phạm pháp luật, đi ngược với đạo đức để đạt được mục đích”.

Và để ngăn chặn được thì quan trọng nhất là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ. "Tuy nhiên, họ có hiểu rõ pháp luật, cách giáo dục đâu mà có thể dạy cho con cái. Họ chỉ làm theo kinh nghiêm, thói quen. Cha mẹ là người giám hộ, phải chịu trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con dưới 16 tuổi hành vi sai trái thì bố mẹ phải chịu trách nhiệm. Nhưng mình chưa làm được…”, TS Quý cho hay.

Giáo dục chưa thành công

Tuy nhiên, gia đình là chưa đủ, nhà trường cần phải vào cuộc. Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho trẻ để làm người, hình thành nhân cách như thế nào là hòa bình, hạnh phúc, yêu thương con người… để bớt được hung tính của con người. Thực tế là có dạy nhưng chưa thực hiện được mặc dù đã thức tỉnh. 
Diễn biến tâm lý phức tạp của lứa tuổi vị thành niên cần được giáo dục từ gia đình, nhà trường.
Diễn biến tâm lý phức tạp của lứa tuổi vị thành niên cần được giáo dục từ gia đình, nhà trường.
“Để làm được thì nên có văn phòng tư vấn, tham vấn học đường ở trong trường như ở nước ngoài. Chính những nhà tâm lý học được mời về trường sẽ giải quyết, giáo dục, phòng ngừa ngăn chặn bạo lực trong học trò, hỗ trợ rất nhiều về việc giải quyết rắc rối tâm sinh lý của tuổi vị thành niên. Bộ GD vẫn chưa thực hiện được…”, TS Quý nói.

Đa số những tội phạm ở tuổi quá trẻ đều từ việc thiếu hiểu biết về pháp luật. Bàn thêm vấn đề này, chuyên gia tâm lý Kim Quý cho rằng: “Pháp luật Việt Nam chỉ có khẩu hiệu chung chung: “Sống và làm việc theo pháp luật” và việc giáo dục pháp luật trong nhà trường vẫn kém, bố mẹ không hiểu rõ thì làm sao con hiểu được. Văn bản pháp luật thì có nhiều đấy, nhưng không “thấm” được vào người dân.

TS cũng cho biết rằng con người không phải có sẵn, do môi trường mang đến tính cách cho đứa trẻ. Và môi trường gia đình là quan trọng số 1. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì những người có trách nhiệm lớn như vậy lại làm chưa tốt.

Thực tế, giáo dục Việt Nam hơi sách vở, máy móc, phương pháp dạy học cổ điển, dạy kiểu nhồi nhét kiến thức…. Nhà trường cần giáo dục động cơ học tập, biết được nhu cầu cũng như xác định mục tiêu học để làm gì của học sinh. 

TS Kim Quý cho rằng: “Nhiều học sinh chăm ngoan, hiền lành nhưng vẫn có hành vi xấu. Đó là bên ngoài thôi, bản thân đứa trẻ có nhiều ức chế, những điều không được thỏa mãn, đến lúc bộc phát thì không kiềm chế được hung tính. Đó là lỗi của nhà trường, gia đình. Ngành giáo dục phải cải tổ, thay đổi... phải có chế tài thật mạnh để răn đe, nếu không sẽ càng gia tăng hơn nữa". 
Kim Ngân