Trọng thị người thầy để họ không... "ăn xó mó niêu"

03/07/2012 06:01
Thu Hòe
(GDVN) - GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ: “Nhiều giáo viên lớn tuổi cho tôi biết là ngay ở miền Nam trước đây, giáo viên THPT cầm quyết định bổ nhiệm về tỉnh là được tỉnh trưởng tiếp; lương tính ra tương đương 8 chỉ vàng. Trọng thị người thầy như thế sẽ làm cho họ thấy rõ được sứ mạng của mình. Chứ cứ để thầy cô phải gãi đầu gãi tai, phong bì phong bao chạy việc với mấy nhân viên tổ chức hoài thì nhân cách người thầy bị hạ thấp, dần dần họ cũng quen kiểu ăn xó mó niêu thôi”.
Sau sự việc gian lận, vi phạm quy chế thi nghiêm trọng tại hội đồng thi Trường THPT DL Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, dư luận lại xôn xao trước những luồng ý kiến nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT để tiết kiệm công của của xã hội, đồng thời bảo đảm chất lượng giáo dục... Nhưng mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng không thể bỏ kỳ thi đánh giá không chỉ năng lực của học sinh mà còn của cả giáo viên trong suốt quá trình giáo dục phổ thông này. Báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được ý kiến trao đổi của GS. Nguyễn Minh Thuyết, Đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội xung quanh câu chuyện nên hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT. Không có lí do chính đáng để bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT Theo quan điểm của GS. Nguyễn Minh Thuyết, chúng ta không có lý do chính đáng để bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, cũng giống như đã bắt được bệnh, kê được đơn thì không thể bỏ thuốc chỉ vì người bệnh không chịu uống.
GS. Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh Thu Hòe)
GS. Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh Thu Hòe)


GS Thuyết phân tích: “Thi tốt nghiệp THPT là để đánh giá kết quả học tập của thí sinh, đồng thời cũng là để đánh giá kết quả giáo dục của từng lớp, từng trường, từng địa phương và của chương trình giáo dục phổ thông nói chung. Bởi vậy, kỳ thi này hết sức cần thiết. Bỏ kỳ thi tốt nghiệp trong lúc chất lượng dạy và học ở các trường chưa được tin tưởng, kết quả thi, kiểm tra định kỳ còn bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh xuê xoa, bệnh thành tích và cả những chuyện chạy chọt tiêu cực nữa thì lấy gì để đánh giá kết quả học tập của từng học sinh và đánh giá chất lượng giáo dục? Ai cũng biết, thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quốc gia duy nhất trong cả 12 năm học với học sinh THPT. Thực tế, không phải học sinh nào cũng sẽ thi vào ĐH, CĐ. Do đó, trong suốt 12 năm học, nhiều học sinh chỉ có cơ hội tham gia một lần trong đời kỳ thi cấp quốc gia như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thì này là một cơ hội rèn luyện cho lớp trẻ kỹ năng vượt qua thử thách, góp phần rèn luyện bản lĩnh sống cho các em trước ngưỡng cửa của tuổi trường thành.

GS.Nguyễn Minh Thuyết luận bàn về thói dối trá từ gian lận tại Đồi Ngô

GS.Nguyễn Minh Thuyết luận bàn về thói dối trá từ gian lận tại Đồi Ngô

Nhà văn Chu Lai:

Nhà văn Chu Lai: "Gian lận Đồi Ngô là xúc phạm con người"

Khi

Khi "khuôn vàng thước ngọc" bị vỡ, nền giáo dục sẽ trôi về đâu?

Nhiều ý kiến còn đang đề nghị bỏ nốt kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo hình thức ba chung. Với số lượng các trường ĐH, CĐ mở ra ngày càng nhiều, chỗ học không thiếu, Luật Giáo dục ĐH lại dành quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường, thì chỉ trong vòng vài năm nữa sẽ có không ít trường ĐH, CĐ áp dụng hình thức xét tuyển đầu vào, thậm chí tuyển sinh theo hình thức ghi danh như nhiều trường ĐH, CĐ trên thế giới và ở miền Nam trước đây. Ở bậc sau ĐH, theo quy chế mới, nghiên cứu sinh cũng không còn phải thi đầu vào nữa. Nếu vậy, có thể hình dung một con đường mở toang suốt từ lớp Một đến bậc Tiến sĩ. Chúng ta có thể hình dung chất lượng giáo dục sẽ xuống dốc không phanh như thế nào, nhất là khi không ít trường đang chạy theo số lượng hoặc đang hoạt động vì mục đích lợi nhuận, còn việc sử dụng nhân lực trong xã hội thì chưa thoát khỏi cơ chế nhất thế, nhì thân, thứ ba kim ngân, bét dem trí tuệ”. GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ với ý kiến của nhiều người đánh giá kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm gần đây mang tính hình thức với nhiều gian lận, không phản ánh đúng kết quả dạy và học. Nhưng ông cho rằng, muốn giải quyết thực trạng đáng thất vọng ấy thì phải tổ chức thi sao cho nghiêm túc, thực chất hơn chứ không phải bằng cách bỏ kỳ thi tốt nghiệp.Đã bắt được bệnh, kê được đơn thì phải kiên trì uống thuốc Ông bày tỏ: “Thực trạng như thế nào thì ai cũng biết rồi. Nó phơi bày ra đấy. Điều quan trọng lúc này là xác định đúng nguyên nhân và giải pháp. Nguyên nhân sâu xa ở đây là ảnh hưởng của nếp sống thiếu trung thực, thiếu kỷ cương trong xã hội. Còn nguyên nhân trực tiếp là nhận thức kém và cách tổ chức thi cử không nghiêm của những người trong cuộc, bao gồm thầy, trò, lãnh đạo ngành và cấp uỷ, chính quyền địa phương. Khi đã đánh giá được nguyên nhân, chúng ta cần tập trung vào tìm hướng khắc phục những nguyên nhân đó để chấm dứt những tiêu cực trong thi cử”. GS Thuyết đề xuất: “Trước mắt, cần tăng cường kỷ luật phòng thi, tăng cường thanh tra và xử lý nghiêm tất cả các hiện tượng vi phạm bị phát hiện. Việc xử lí như vừa rồi đối với vụ gian lận ở Đồi Ngô chưa đủ để răn đe. Do đó, không ai dám chắc những tiêu cực này sẽ không tái diễn vào kỳ thi năm sau. Theo tôi, trong trường hợp sai phạm tương tự như ở Đồi Ngô thí sinh vi phạm mà bị đánh trượt, người tổ chức giải bài và đưa bài vào phòng thi phải ra toà, những người chịu trách nhiệm chỉ đạo ở cấp trên trực tiếp như UBND huyện, Sở GD-ĐT bị mất chức… thì từ sang năm có “cho kẹo”, những người kế nhiệm ở đó và tất cả những người có trách nhiệm ở nơi khác cũng không dám để xảy ra những tiêu cực như thế. Dứt khoát kỳ thi sẽ khác đi.

Trọng thị người thầy như thế sẽ làm cho người thầy thấy rõ được sứ mạng của mình. Chứ cứ để thầy cô phải gãi đầu gãi tai, phong bì phong bao chạy việc với mấy nhân viên tổ chức hoài thì nhân cách người thầy bị hạ thấp, dần dần họ cũng quen kiểu ăn xó mó niêu thôi”.

Để tiếp tục, Hai không cần phải được đặt trong một cuộc vận động có phạm vi rộng lớn hơn với mục tiêu tích cực hơn là Hai tốt - dạy tốt, học tốt. Nhưng điều quan trọng là phải có những biện pháp kiên quyết hơn.

Về lâu dài, phải làm sao để giáo viên, học sinh, phụ huynh, lãnh đạo địa phương có sự thống nhất hành động. Đội ngũ giáo viên phải có năng lực và phẩm chất. Giáo dục là một nghề đặc biệt vì đối tượng của nó không phải đất đai, gạch ngói… mà là con người, là thế hệ cầm nắm vận mệnh dân tộc trong tương lai. Người làm giáo dục phải yêu trẻ, nhiệt tâm với nghề mới có thể vực dậy nền giáo dục. Bởi vậy, phải thay đổi cách tuyển sinh sư phạm chỉ dựa trên kết quả làm bài thi viết như hiện nay; thay đổi cách tuyển dụng, bổ nhiệm giáo viên phù hợp với vị trí xã hội đặc biệt của họ…”.Cần trọng thị người thầy để họ không phải… “ăn xó mó niêu” GS Thuyết chia sẻ: “Nhiều giáo viên lớn tuổi cho tôi biết là ngay ở miền Nam trước đây, giáo viên THPT cầm quyết định bổ nhiệm về tỉnh là được tỉnh trưởng tiếp; lương tính ra tương đương 8 chỉ vàng. Trọng thị người thầy như thế sẽ làm cho họ thấy rõ được sứ mạng của mình. Chứ cứ để thầy cô phải gãi đầu gãi tai, phong bì phong bao chạy việc với mấy nhân viên tổ chức hoài thì nhân cách người thầy bị hạ thấp, dần dần họ cũng quen kiểu ăn xó mó niêu thôi”. Trước những ý kiến trái chiều về đề xuất lắp camera giám sát phòng thi, GS. Nguyễn Minh Thuyết nói: “Tôi nghĩ, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm trước khi quyết định. Có nhiều câu hỏi cần giải đáp: Có nhất thiết phải làm như thế không? Làm như thế chúng ta được gì, mất gì? Ghi hình được nhưng khâu xử líthế nào? Nếu tình trạng gian dối được đánh giá là rất phổ biến, rất nghiêm trọng thì cũng phải áp dụng. Nhưng lắp camera hay gì đi nữa cũng không bằng việc tăng cường thanh tra, xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm. Dĩ nhiên, thanh tra không thể đi được hết các điểm thi trên toàn quốc, nhưng thanh tra ở điểm thi nào mà phát hiện được những hiện tượng tiêu cực thì phải xử lí thật nghiêm, thật kịp thời. Chỉ cần làm như vậy vài lần, những anh khác nhìn thấy sẽ chờn, dần dần kỷ luật thi sẽ thành nếp”.“Hai không” phải được đặt trong “Hai tốt” GS. Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ thêm, năm 2006, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lúc đó là ông Nguyễn Thiện Nhân phát động phong trào "Hai không" và chỉ đạo rất quyết liệt. Điều này chứng tỏ Bộ lúc bấy giờ đã bắt được bệnh của nền giáo dục Việt Nam và đưa ra được bài thuốc trị bệnh. Chỉ tiếc là sau đó 'Hai không' đã không được đẩy đến cùng bằng những biện pháp kiên quyết, thường xuyên. "Vì vậy, chỉ có năm đầu tiên sau phát động 'Hai không', kỳ thi tốt nghiệp THPT đánh giá tương đối đúng thực chất kết quả giáo dục; các năm sau đó, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cứ cao dần; đến năm 2012 này lại trở về nguyên trạng trước 'Hai không'. Để tiếp tục, 'Hai không' cần phải được đặt trong một cuộc vận động có phạm vi rộng lớn hơn với mục tiêu tích cực hơn là Hai tốt - dạy tốt, học tốt. Nhưng điều quan trọng là phải có những biện pháp kiên quyết hơn. Không chỉ một mình ngành giáo dục kiên quyết là đủ, mà cấp uỷ, chính quyền các địa phương cũng phải thấy được trách nhiệm của mình, phải hành động kiên quyết hơn. Đã bắt được bệnh, kê được đơn thuốc rồi thì phải kiên quyết uống thuốc…”, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhấn mạnh.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Thí sinh đổ xô về Văn Miếu thắp hương trước ngày thi Đại học

Xót xa clip "Mẹ nhường mắt cho con"

Sốc: Nhóm trẻ "cái bang" đi ăn xin lấy tiền cho bố mẹ sắm đồ đắt tiền

Những sai sót không đáng có ở các vòng chung kết Olympia

Sau gian lận ở Đồi Ngô, không thể tiếp tục sống trong dối trá

Nụ cười của Hotgirl Midu làm trái tim các chàng trai... "tan chảy"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Thu Hòe