Đó là tâm sự của cô sinh viên năm nhất, Lê Thị Thúy Hiền, đang học khoa Du Lịch, ĐH Công Nghiệp Hà Nội về chuyến đi từ thiện 5 ngày ở Điện Biên – Lai Châu do Báo Điện tử GDVN tổ chức vừa qua. Thúy Hiền chính là một trong số những cô gái đầu tiên lọt vào vòng 2 cuộc thi Tìm kiếm Gương mặt nữ sinh trong mơ 2013 - đang thu hút rất đông nữ sinh tham gia. Là một bí thư lớp năng nổ, nhiệt huyết, Thúy Hiền đã có nhiều cảm xúc đặc biệt, ấn tượng sâu sắc về con người, vùng đất Tây Bắc huyền bí này.
Cô bí thư xinh đẹp, năng nổ thích những chuyến đi từ thiện để hiểu thêm về cuộc sống. |
Báo GDVN xin trích đăng những dòng tâm sự xúc động này:
Qua tìm hiểu về những chương trình đồng hành với cuộc thi Nữ sinh trong mơ của Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, tôi - 1 sinh viên năm đầu nhanh tay đăng kí hành trình từ thiện Tây Bắc trong 5 ngày. Tôi tham gia hành trình này vì muốn biết được một cách chân thực cuộc sống vất vả và nỗi khổ của người dân vùng cao. Điều đó giúp cuộc sống của tôi thêm màu sắc và giảm bớt đi những áp lực đối với kì thi kết thúc học phần trước mắt.
Hơn nữa, là một sinh viên nghành Du lịch của Trường ĐH Công Nghiệp HN, tôi muốn tham gia chuyến đi để có thể mở mang tầm hiểu biết của mình về vùng đất cực Tây của tổ quốc, những phong tục, văn hóa của người dân nơi đây. Đối với tôi đây là một chuyến đi dài và gian khổ khi nhiệt độ trên thất thường trên con đường đến với Tây Bắc khá xa và hiểm trở.
Cô bí thư xinh đẹp vui vẻ, hạnh phúc khi trao tận tay cho người dân nghèo Tây Bắc những món quà Tết ấm áp, ý nghĩa. Đối với Hiền,chuyến đi lần này giúp cô hiểu hơn về cuộc sống vất vả của người dân vùng cao. |
Trên đường đi, cảnh vật rừng núi hùng vĩ, dòng suối trong và những bông lau rừng khiến tôi thích thú. Tôi cũng không thể nào quên hình ảnh những ngôi nhà sàn nhỏ, vách đất thưa thớt trên dọc đường, những người dân tộc vai đeo gùi đi nương, hình ảnh những em nhỏ chân trần đi bộ giữa trời nắng gắt. Những điều đó càng làm tôi nôn nóng để đến nơi phát quà tết. Trong 5 ngày tại Tây Bắc tôi góp sức cùng đoàn trao quà tết cho người dân vùng cao, tôi được vui chơi với những cô bé cậu bé học trò nhỏ tại nơi đây, được chia kẹo cho chúng và nhận được tiếng "em cảm ơn chị" rất ngoan ngoãn. Tôi còn được nghe những người dân tộc nói chuyện, được thấy những nụ cười hạnh phúc khi họ nhận phần quà tết tôi trao. Hơn thế, tôi còn được thấy một cách chân thực nhất về cuộc sống vất vả, khó khăn của họ. Trong chuyến đi này tôi còn được trải nghiệm cùng những nhà báo, những thành viên của tập đoàn Vingroup và những anh chị tình nguyện. Họ là những người chan chứa tình yêu thương, cảm thông, muốn chia sẻ nỗi bất hạnh của người nghèo đói, kém may mắn trên mọi miền đất nước, mà còn cực kì vui tính và dí dỏm. 5 ngày trên Tây Bắc thật vất vả nhưng chúng tôi luôn tràn ngập tiếng cười. Chính tình thương những con người nơi đây đã gắn kết tất cả chúng tôi thành một gia đình thực sự. Tôi nhận được nhiều kinh nghiệm hơn về cuộc sống qua những câu chuyện của các anh chị.
Thấy cuộc sống ý nghĩa hơn
5 ngày trên Tây Bắc, điều khó khăn nhất với tôi đó là việc giao tiếp với người dân trên đây. Tôi muốn học hỏi và tìm hiểu về trang phục của họ, về cuộc sống của họ nhưng thật khó khăn vì tôi không hiểu tiếng của người Mông, người Thái, Hà Nhì hay Khơ Mú...
Nhưng tôi cũng được trải nghiệm rất nhiều điều, nó đã đi vào lòng tôi và để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là nụ cười tươi rạng rỡ của những người dân khi họ được nhận quà, nụ cười hồn nhiên cùng đôi mắt sáng của những em nhỏ.
Tôi nhớ những đứa trẻ trường Tiểu học số 1 Mường Mô (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Đó là những đứa bé thật ngoan ngoãn và hóm hỉnh, chúng cảm ơn tôi khi tôi chia cho chúng kẹo, chúng mỉm cười rủ tôi cùng vui chơi.
Và tôi bị ám ảnh những hình ảnh người dân đen nhẻm, ốm yếu, những bàn tay chai sần đầy nhựa cây, những con người đến gạo còn không có mà ăn, ánh sáng văn hóa là quá xa xỉ với họ. Tôi bị ám ảnh bởi câu trả lời của một bé gái lớp 8 mà người chỉ nhỏ tương đương với học sinh lớp 2 dưới xuôi khi tôi hỏi em:"Có muốn lên thành phố học không?". Em trả lời :"Muốn lắm! Muốn học để thành chủ tịch, bí thư nhưng mà nhà không có gạo nuôi đâu".
5 ngày trên Tây Bắc, điều khó khăn nhất với tôi đó là việc giao tiếp với người dân trên đây. Tôi muốn học hỏi và tìm hiểu về trang phục của họ, về cuộc sống của họ nhưng thật khó khăn vì tôi không hiểu tiếng của người Mông, người Thái, Hà Nhì hay Khơ Mú...
Nhưng tôi cũng được trải nghiệm rất nhiều điều, nó đã đi vào lòng tôi và để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là nụ cười tươi rạng rỡ của những người dân khi họ được nhận quà, nụ cười hồn nhiên cùng đôi mắt sáng của những em nhỏ.
Tôi nhớ những đứa trẻ trường Tiểu học số 1 Mường Mô (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Đó là những đứa bé thật ngoan ngoãn và hóm hỉnh, chúng cảm ơn tôi khi tôi chia cho chúng kẹo, chúng mỉm cười rủ tôi cùng vui chơi.
Và tôi bị ám ảnh những hình ảnh người dân đen nhẻm, ốm yếu, những bàn tay chai sần đầy nhựa cây, những con người đến gạo còn không có mà ăn, ánh sáng văn hóa là quá xa xỉ với họ. Tôi bị ám ảnh bởi câu trả lời của một bé gái lớp 8 mà người chỉ nhỏ tương đương với học sinh lớp 2 dưới xuôi khi tôi hỏi em:"Có muốn lên thành phố học không?". Em trả lời :"Muốn lắm! Muốn học để thành chủ tịch, bí thư nhưng mà nhà không có gạo nuôi đâu".
Cô gái giàu lòng nhân ái sẵn sàng sẻ chia yêu thương, luôn thường trực nụ cười trên môi khi hòa mình với trẻ con nơi đây. |
Hiền chơi trò chơi bịt mắt bắt xe cùng các em nhỏ ở Mường Mô, Mường Tè, Lai Châu. |
Tôi khâm phục họ, họ đã vượt qua hàng trăm cây số để đến và chờ đoàn từ thiện chúng tôi mấy giờ đồng hồ. Có người vì không có phương tiện, bản lại xa ủy ban xã quá, họ phải đi bộ từ ngày hôm trước để đến nhận quà Tết dưới xuôi.
Được tận mắt chứng kiến cuộc sống nơi đây, soi vào một bộ phận thế hệ trẻ khiến tôi buồn lòng. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ bị ảnh hưởng lớn bởi lối sống Âu hóa, họ chìm đắm trong những cuộc chơi hoang phí tiền của và tự làm tổn hại bản thân và họ sống một cách vô cảm, hời hợt và lãnh phí.
Trở về Hà Nội, chuyến đi Tây bắc đã kết thúc nhưng những suy nghĩ, cảm xúc nó để lại cho tôi thì không thể nào phai nhòa. Nó khiến tôi trân trọng những gì mình đang có và thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn, dạt dào tình yêu thương hơn.
Được tận mắt chứng kiến cuộc sống nơi đây, soi vào một bộ phận thế hệ trẻ khiến tôi buồn lòng. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ bị ảnh hưởng lớn bởi lối sống Âu hóa, họ chìm đắm trong những cuộc chơi hoang phí tiền của và tự làm tổn hại bản thân và họ sống một cách vô cảm, hời hợt và lãnh phí.
Trở về Hà Nội, chuyến đi Tây bắc đã kết thúc nhưng những suy nghĩ, cảm xúc nó để lại cho tôi thì không thể nào phai nhòa. Nó khiến tôi trân trọng những gì mình đang có và thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn, dạt dào tình yêu thương hơn.
Cô bí thư Trường ĐH Công nghiệp học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm sau chuyến đi, để lại trong cô bé những ấn tượng về cảnh vật con người Tây Bắc. |
Là một bí thư lớp của Trường Đại học công nghiệp, hành trình từ thiện này cho tôi thêm những kinh nghiệm về đoàn đội. Tôi học được nhiều từ cách tổ chức của các anh chị trong đoàn, yêu thêm những hoạt động tình nguyện. và tôi đã vạch ra cho lớp mình một chương trình tình nguyện tham gia vào việc tuyên truyền an toàn giao thông, tiết kiệm tài nguyên - bảo vệ môi trường. Hy vọng rằng Báo sẽ còn tổ chức nhiều hơn những hoạt động như vậy để san sẻ phần nào những khó khăn của những người nghèo và cũng là cơ hội để giới trẻ chúng tôi được tham gia, được trải nghiệm và thay đổi bản thân để ngày càng hoàn thiện mình hơn.
Bùi Hà