15 thói quen ăn, uống dẫn đến bệnh đau dạ dày

08/03/2012 16:02
Năm Hải (TH)
(GDVN) -Đau dạ dày là triệu chứng của khá nhiều bệnh lên quan như: dạ dày tá tràng viêm loét, dạ dày sa, ung thư dạ dày, rối loạn thần kinh chi phối dạ dày… Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh đau dạ dày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của bạn. Dưới đây là 15 thói quen ăn uống hàng ngày dẫn đến bị đau dạ dày cũng như các bệnh liên quan đến dạ dày.

1.Ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
1.Ăn quá nhanh: Ăn quá nhanh thường gây nên hiện tượng khó tiêu hoá vì khi lượng thức ăn được “nạp” vào quá nhanh, não bộ chưa kịp nhận tín hiệu từ dạ dày và kết quả là dạ dày không kịp tiết dịch và co bóp để tiêu hoá thức ăn. Thói quen ăn nhanh lâu ngày có thể dẫn tới bệnh đau dạ dày.
2. Ăn quá no: Chức năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày sẽ giảm đi đáng kể khi cơ thể bạn trong trạng thái ăn quá no. Lượng thức ăn chưa kịp tiêu hoá hết sẽ lên men gây “áp lực” cho dạ dày nên hiện tượng trướng bụng, khó tiêu và đau dạ dày, viêm loét dạ dày là điều khó tránh khỏi.
2. Ăn quá no: Chức năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày sẽ giảm đi đáng kể khi cơ thể bạn trong trạng thái ăn quá no. Lượng thức ăn chưa kịp tiêu hoá hết sẽ lên men gây “áp lực” cho dạ dày nên hiện tượng trướng bụng, khó tiêu và đau dạ dày, viêm loét dạ dày là điều khó tránh khỏi.
3. No đói không đều: Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hoá” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu….
3. No đói không đều: Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hoá” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu….

4. Ăn trước khi ngủ: Bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa, hoa quả… cũng có thể làm hỏng dạ dày. Vì thành phần protein có trong thực phẩm sẽ kích thích quá trình tiết axit và dịch vị trong dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày.
5. Ăn không đúng bữa: Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
5. Ăn không đúng bữa: Ăn vặt nhiều quên bữa chính hay thời gian giữa các bữa ăn không cố định chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Đến một giờ cố định, dạ dày theo thói quen sẽ tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không bổ sung thức ăn kịp thời, lượng axit sản sinh sẽ “phản lại” chính chủ nhân của mình, từ đó gây ra căn bệnh viêm loét dạ dày thường gặp.
6. Vừa ăn vừa làm việc: Vừa ăn vừa làm việc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hoá khác, dễ gây ra bệnh đau dạ dày
6. Vừa ăn vừa làm việc: Vừa ăn vừa làm việc sẽ gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hoá khác, dễ gây ra bệnh đau dạ dày
7. Ăn quà vặt : Cũng như hoạt động của tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hoá cũng cần có quy luật làm việc và nghỉ ngơi. Việc ăn quà vặt thường xuyên sẽ phá vỡ quy luật này và buộc dạ dày luôn ở trong trạng thái “tất bật” để tiêu hoá thứcc ăn.
7. Ăn quà vặt : Cũng như hoạt động của tất cả các cơ quan khác trong cơ thể, hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hoá cũng cần có quy luật làm việc và nghỉ ngơi. Việc ăn quà vặt thường xuyên sẽ phá vỡ quy luật này và buộc dạ dày luôn ở trong trạng thái “tất bật” để tiêu hoá thứcc ăn.
8. Ăn đồ ăn lạnh: Những thức ăn hoặc đồ uống lạnh sau khi đi vào dạ dày sẽ làm nhiệt độ trong dạ dày giảm đi rõ rệt. Các mao mạch trong thành dạ dày sẽ co lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp nhận cũng như co bóp để tiêu hoá thức ăn.
8. Ăn đồ ăn lạnh: Những thức ăn hoặc đồ uống lạnh sau khi đi vào dạ dày sẽ làm nhiệt độ trong dạ dày giảm đi rõ rệt. Các mao mạch trong thành dạ dày sẽ co lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiếp nhận cũng như co bóp để tiêu hoá thức ăn.
9. Ăn nhiều thực phẩm chua cay: Các thực phẩm cay nóng khi ăn quá nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các lớp niêm mạc dạ dày, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng bỏng hoặc xuất huyết dạ dày.
9. Ăn nhiều thực phẩm chua cay: Các thực phẩm cay nóng khi ăn quá nhiều có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các lớp niêm mạc dạ dày, từ đó có thể dẫn tới hiện tượng bỏng hoặc xuất huyết dạ dày.
10. Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên cũng thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.
10. Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên cũng thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.
11. Ăn uống không vệ sinh: Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%.
11. Ăn uống không vệ sinh: Lây nhiễm trực khuẩn môn vị là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét đường ruột. Trong số những người bị viêm loét dạ dày thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%.
12. Uống cà phê, trà đặc: Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
12. Uống cà phê, trà đặc: Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày.
13. Rượu bia quá độ: Đây là nguyên nhân cơ bản của bệnh đau dạ dày và ung thư dạ dày. Các men vi sinh có trong thành phần của rượu bia khi uống ở mức độ vừa phải sẽ là “trợ thủ” đắc lực của dạ dày trong việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên việc uống bia rượu quá độ lại gây ra những rối loạn trong đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày.
13. Rượu bia quá độ: Đây là nguyên nhân cơ bản của bệnh đau dạ dày và ung thư dạ dày. Các men vi sinh có trong thành phần của rượu bia khi uống ở mức độ vừa phải sẽ là “trợ thủ” đắc lực của dạ dày trong việc tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên việc uống bia rượu quá độ lại gây ra những rối loạn trong đường tiêu hoá và làm hạn chế khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày.
14.Hút thuốc quá nhiều: Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày
14.Hút thuốc quá nhiều: Thuốc lá, ngoài việc gây ra những tổn thương cho phổi và các cơ quan hô hấp, thuốc lá còn gây ra những di chứng nặng nề cho dạ dày. Thành phần các chất nicotine trong thuốc lá có thể làm thu hẹp các mạch máu ở thành dạ dày, từ đó làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày và làm giảm tính năng tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn của dạ dày
15. Lạm dụng thuốc tây: Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này.
15. Lạm dụng thuốc tây: Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic (ví dụ như Aspirin); hai là các loại thuốc chống viêm; ba là thuốc hormone như sterol. Vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này.

Năm Hải (TH)