Trẻ em trong độ tuổi vàng từ 2 tới 12 tuổi phải được uống sữa, nhưng không phải bất kỳ sữa nào cũng uống được mà các em cần uống những loại sữa tươi đúng tiêu chuẩn sữa học đường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có vi chất phù hợp với nhu cầu từng lứa tuổi.
Đó là tâm niệm của những người triển khai Chương trình Sữa học đường tại Nghệ An năm học 2016-2017.
Kết quả mà những ly sữa học đường đạt chuẩn mang lại khiến thầy cô và các bậc cha mẹ đều phấn khởi.
Từ mô hình này cho thấy, việc kiểm soát tiêu chuẩn sữa học đường là điều tối quan trọng quyết định sự thành công của Chương trình Sữa học đường.
Học sinh mẫu giáo, tiểu học ở Nghệ An uống sữa học đường 5 hộp/tuần vào khoảng 10h sáng hoặc 2-3h chiều hàng ngày. |
Barie cản sữa kém chất lượng vào trường học
Trong một hội thảo về Sữa học đường do Bộ Y tế tổ chức tháng 7/2016, một số chuyên gia có nhận định, tại các trường học vẫn tồn tại sữa bột pha lại, sữa cân, sữa ký không rõ nguồn gốc.
Thậm chí nhiều loại sữa kém chất lượng không bán được trên thị trường thì đưa vào trường học. Vì thế, cần phải có quy chuẩn về sữa học đường để các trường nhận biết và thống nhất triển khai.
Cùng tháng đó, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1340/QĐ-TTg về Chương trình Sữa học đường quốc gia.
Ngày 7/7, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Tổng kết Chương trình Sữa học đường. Trong Chương trình này, tập đoàn TH tham gia với vai trò nhà tài trợ. Báo cáo của Ủy ban Nhân dân tỉnh cho thấy, tổng chi phí uống sữa và vận hành Chương trình trên toàn tỉnh (cho hơn 311.000 học sinh uống sữa trong suốt 1 năm học) lên tới gần 318 tỷ đồng, trong đó phụ huynh đóng góp gần 165 tỷ đồng, hỗ trợ của Ủy ban Nhân dân tỉnh là 15 tỷ đồng và hỗ trợ của tập đoàn TH là hơn 138 tỷ đồng. |
Quyết định nhấn mạnh giải pháp ban hành các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường; nêu rõ các quy định về nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, phân phối và sử dụng.
Ngay sau đó Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định về tiêu chuẩn sữa tươi học đường.
Với chính sách này, có thể nói đã “mở toang” cánh cửa cho các doanh nghiệp làm sữa học đường, miễn là chế biến từ sữa tươi và theo đúng tiêu chuẩn do Bộ Y tế quy định.
Tuy nhiên, nếu không có sự giám sát, sữa đưa vào với hình thức thương mại có “lại quả”, phần % hoa hồng thì rất khó có thể biết con em chúng ta có được uống đúng loại sữa hay không.
Vì thế, các chuyên gia cũng cho rằng cần phải có tiêu chí về tiêu chuẩn sữa và đầu thầu để sữa vào trường học đạt chuẩn và giá cả hợp lý.
Sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường phải có nhãn mác riêng để nhận diện sản bên cạnh nhãn mác của từng thương hiệu và phải cạnh tranh trên cùng một tiêu chuẩn sữa.
Sự minh bạch trên nhãn mác, công bố rõ ràng về tiêu chuẩn sữa được coi là “barie” ngăn cản các loại sữa kém chất lượng vào trường học vì lúc đó nhà trường, phụ huynh có thể giám sát.
Sữa học đường TH school MILK được chế biến từ sữa tươi bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng phù hợp với sự hấp thu của trẻ. |
Mô hình điểm của sự minh bạch.
Triển khai Chương trình sữa học đường năm học 2015-2016 và năm học này 2016-2017, tỉnh Nghệ An đang được coi là mô hình thành công bởi sự minh bạch, có sữa học đường đạt chuẩn và có cơ chế hỗ trợ nhân văn.
Cầm ly sữa tươi TH school MILK, cô Nguyễn Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Nghĩa Đàn có thể đọc vanh vách nguyên liệu, các loại vi chất dinh dưỡng được bổ sung trong loại sữa mà học sinh của cô uống hàng này.
“Trên bao bì hộp sữa ghi rõ nguyên liệu, các loại vi chất dinh dưỡng và có nhận diện sản phẩm sữa học đường nên chúng tôi rất dễ kiểm tra khi sữa đưa vào trường học.
Ngoài ra, chúng tôi cũng được biết loại sữa này được nghiên cứu đối chứng trong một năm trời với các chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia và chuyên gia của Pháp - chính học sinh trường tiểu học Nghĩa Đàn tham gia đối chứng. Vì vậy, cả giáo viên và phụ huynh trên địa bàn đều rất tin tưởng”, cô Yến cho biết.
Sản phẩm sữa tươi sạch TH school MILK cũng đảm bảo tính tuân thủ về quy định tiêu chuẩn về sữa tươi học đường.
"Khi tôi làm sữa học đường cũng rất nhiều người điện thoại cho tôi, chị Thái Hương ơi, đất nước mình còn nghèo, trẻ em vùng sâu vùng xa nghèo làm gì có tiền mua sữa, thế nên sữa nào cũng được. Tôi nói mình nghèo nhưng không có nghĩa là mình chấp nhận tất cả, chỉ có 10% trẻ em nghèo và cận nghèo thôi, không có lý gì mà để tất cả các em không được uống loại sữa tốt nhất cho sự phát triển tầm vóc, thể lực. Đất nước mình từng trải qua chiến tranh, đã chung lưng đấu cật với nhau, ngời lên khí phách dân tộc đánh đuổi ngoại xâm để mang lại tương lai tốt đẹp cho trẻ. Vậy tại sao bây giờ mình không đoàn kết để dành những gì tốt đẹp nhất cho nguồn lực vàng cho đất nước”. Bà Thái Hương- Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn TH |
Nguồn nguyên liệu chế biến có nguồn gốc từ trang trại bò sữa TH - nơi có quy trình sản xuất khép kín ứng dụng công nghệ cao để đảm sữa tươi phải sạch, các tỷ lệ dưỡng chất phải cân đối, không bị nhiễm các mầm bệnh của vùng tiểu khí hậu nhiệt đới, không bị nhiễm mủ máu vì bò mắc bệnh viêm vú.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sữa tươi đều có thể kiểm soát bởi những trang trại chăn nuôi tập trung như TH bởi có hệ thống cảnh báo từ con chip gắn ở chân bò.
Có thể nói, trong Chương trình Sữa học đường Nghệ An, học sinh mẫu giáo, tiểu học được sử dụng những sản phẩm tốt nhất mà trẻ em ở các nước phát triển đang sử dụng.
Vì vậy, chương trình được sự ủng hộ mạnh mẽ của phụ huynh và các nhà trường
Kết quả về mặt dinh dưỡng được đánh giá là rất khả quan: Đánh giá thể lực học sinh của 17 huyện trong năm học 2016-2017 cho thấy, suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi ở các trường mầm non và tiểu học giảm trung bình từ 2,78 - 2,85%; suy dinh dưỡng chiều cao giảm trung bình từ 2,39 - 2,75%.
Kết thúc năm học 2016 – 2017 toàn tỉnh đã có 21/21 huyện, thành thị triển khai cho học sinh uống sữa theo Chương trình Sữa học đường với hơn 311.000 học sinh mầm non và tiểu học tham gia (đạt tỷ lệ 69%, tăng 19% so với năm học trước).
Hiện mô hình Sữa học đường tại tỉnh Nghệ An đang được tìm hiểu, nhân rộng ở nhiều địa phương.