Chuyên gia Mỹ: "EUROPRO chỉ mang tính chất tượng trưng"

14/09/2012 11:25
Trịnh Tuân (Nguồn: vpk.name)
(GDVN) - Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay không thể bảo vệ nước Mỹ chống lại các loại vũ khí tinh vi đặc biệt là các tên lửa chiến lược tầm xa.

Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ vào cuộc

Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay không thể bảo vệ nước Mỹ chống lại các tên lửa tầm xa. Đây là kết luận của một nhóm các chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.

Theo họ, chính phủ Hoa Kỳ nên thiết lập thêm từ một đến ba cơ sở phòng thủ tên lửa ở Hoa Kỳ và hoãn lại việc thực hiện giai đoạn thứ tư của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu (EURO PRO).

Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ có thực sự hiệu quả?
Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu của Mỹ có thực sự hiệu quả?

Từ thời điểm khi mà Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vào đầu những năm 80 lần đầu tiên kêu gọi tạo ra một hệ thống phòng thủ đất nước khỏi các cuộc tấn công tên lửa, Mỹ đã chi hơn 200 tỷ đôla để phát triển hệ thống này.

Tuy nhiên, thực chất, hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ rất kỳ vọng không thể bảo vệ nước Mỹ trước sự tấn công của loại vũ khí nguy hiểm và tinh vi đặc biệt là tên lửa chiến lược tầm xa.

Kết luận này đã được thông qua trong một cuộc họp báo của Hội đồng nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ.

Nhiệm vụ của Hội đồng này theo quy định của Quốc hội, là tư vấn khoa học cho chính phủ. Nhóm gồm 16 chuyên gia đến từ các trường đại học, các công ty công nghiệp quốc phòng và các phòng thí nghiệm, trong đó có Phòng thí nghiệm quốc gia Livermorsk, trong vòng hai năm đã soạn ra một bản báo cáo hơn 260 trang, cơ bản là các bảng biểu và tính toán.

SM-3 - hạt nhân của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
SM-3 - hạt nhân của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Các chuyên gia cho biết rằng chính quyền Mỹ hiện nay đang kế thừa các dự án phòng thủ tên lửa của chính quyền tiền nhiệm George W. Bush, nhưng có sự thay đổi đổi trong hướng đi, đó là tập trung vào việc triển khai ở châu Âu hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng tiêu diệt các tên lửa tầm trung và ngắn của Iran.

Tuy nhiên, như đã nêu trong báo cáo, một hệ thống như vậy chưa đủ sức ngăn chặn các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ bằng các tên lửa mà Iran có thể tạo ra trong 10 năm tới.

Chúng (các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ) có thể bảo vệ nước Mỹ khỏi các loại "tên lửa đơn giản" của Bắc Triều Tiên, nhưng không thể trở thành một lá chắn vững chắc trước các loại vũ khí tinh vi hơn của Iran.

Đề xuất thiệt lập thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa mới trên lãnh thổ Mỹ

Nhóm chuyên gia đã đưa ra các đề xuất tập trung vào các biện pháp để chống lại tên lửa tầm xa (chiến lược).

Theo các chuyên gia, Mỹ cần phải tạo ra ở phía Đông Bắc, tại các tiểu bang Maine và New York hệ thống phòng thủ tên lửa thứ ba.

Đồng thời Bộ quốc phòng Mỹ cũng nên thay thế năm radar của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại bằng các radar mới.

Các chuyên gia đề nghị Mỹ không nên nâng cấp hêm hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và nên dừng ngay việc thực hiện giai đoạn thứ tư của hệ thống phòng thủ này.

Trên tờ The New York Times, đại diện Bộ Quốc phòng phụ trách quản lý hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ Richard Lerner đưa ra những đánh giá về sự thiếu hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại.

Đồng thời, chuyên gia tên lửa nổi tiếng Theodor Postol cũng cho biết rằng những tính toán là “không hoàn toàn chính xác và không thực tế” liên quan đến việc lắp đặt hệ thống radar mới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa không thể bảo vệ Mỹ trước các tên lửa đạn đạo chiến lược của Iran trong 10 năm tới. Ảnh: Minh họa.
Hệ thống phòng thủ tên lửa không thể bảo vệ Mỹ trước các tên lửa đạn đạo chiến lược của Iran trong 10 năm tới. Ảnh: Minh họa.

Chuyên gia về các chương trình chiến lược Nga, Giám đốc Học viện Mỹ và Canada, ông Sergey Rogov, tiến sĩ Sergei Rogov cho biết trên tờ Độc lập của Nga rằng báo cáo nêu trên thực tế đã được chuẩn bị một vài tháng trước đây.

Vào tháng 5, nhóm chuyên gia Mỹ đã được gửi lên Quốc hội Hoa Kỳ các tài liệu liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

Theo Rogov, mặc dù báo cáo đã được đưa ra dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, nhưng tác giả chính của nó lại là một chuyên gia vũ khí của ngành công nghiệp quân sự. Đây là một nỗ lực để thúc đẩy Mỹ xem xét lại cấu trúc của hệ thống phòng thủ tên lửa một chương trình quan trọng nhưng cũng rất tốn kém.

Mỹ cần xây dựng thêm các cơ sở phòng thủ tên lửa. Ảnh: Hệ thống tên lửa Patrot.
Mỹ cần xây dựng thêm các cơ sở phòng thủ tên lửa. Ảnh: Hệ thống tên lửa Patrot.

Nội dung cơ bản của báo cáo là khẳng định sự thiếu hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và đưa ra những đề xuất tăng cường thêm một cơ sở phòng thủ tên lửa ở phía đông bắc để cùng với các cơ sở phòng thủ ở miền Tây Hoa Kỳ (Alaska và California) để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công  tên lửa đạn đạo tầm xa, Rogov cho biết.

Trịnh Tuân (Nguồn: vpk.name)