Nhật Bản quyết định tăng chi tiêu quân sự ứng phó Trung Quốc

06/09/2013 09:43
Việt Dũng
(GDVN) - Ngân sách tài khóa năm 2014 được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề nghị tập trung vào phòng thủ các hòn đảo tây nam, mua vũ khí Mỹ, ứng phó Trung Quốc...
Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Kongo, Nhật Bản.
Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Kongo, Nhật Bản.

Ngày 1 tháng 9, Tân Hoa xã đưa tin, toàn bộ các bộ ngành của Nhật Bản đưa ra kế hoạch ngân sách năm tài khóa 2014, tổng đạt 99.200 tỷ yên, lập kỷ lục mới. Trong đó, các bộ ngành xin “ngân sách đặc biệt” 3.500 tỷ yên.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng quyết định xin ngân sách năm tài khóa 2014 với mức tăng khoảng 3%, đây là mức tăng lớn nhất trong 22 năm qua. Trong đó, “ngân sách đặc biệt” được Bộ Quốc phòng xin là 160 tỷ yên.

Chi phí nhân viên

Ngày 30 tháng 8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, năm tài khóa 2014 sẽ xin 4.892,8 tỷ yên (khoảng 305 tỷ nhân dân tệ, hay 49,1 tỷ USD) ngân sách quốc phòng, tăng 2,9% so với năm tài khóa 2013.

Nếu được Quốc hội phê chuẩn, đây sẽ là mức tăng lớn nhất ngân sách quốc phòng kể từ năm 1992 đến nay; đồng thời là sự tăng trưởng ngân sách quốc phòng 2 năm liên tục của Nhật Bản – ngân sách sơ bộ năm tài khóa 2013 (kết thúc vào tháng 4 năm 2014) tăng 0,8% so với năm tài khóa 2012. Năm tài khóa của Nhật Bản được bắt đầu vào tháng 4 hàng năm, cho đến cuối tháng 3 năm tiếp theo.

Chi phí nhân viên là một trong những nguyên nhân chính tăng ngân sách. Năm 2011, sau khi Nhật Bản bị động đất và sóng thần, Chính phủ tạm thời cắt giảm tiền lương của nhân viên của “ngành cộng đồng”, lấy tài chính đó dành cho cứu nạn và tái thiết. Biện pháp này kết thúc vào cuối năm tài khóa này, trong ngân sách quốc phòng năm tài khóa tiếp theo, chi phí nhân viên sẽ tăng khoảng 100 tỷ yên (1 tỷ USD).

Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Tàu ngầm thông thường AIP lớp Soryu, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Tập trung phòng thủ đảo nhỏ

Theo hãng Reuters, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng đúng vào lúc giữa Trung-Nhật xảy ra tranh chấp đảo Senkaku. Theo tờ “Thời báo Kinh Hoa” Trung Quốc, trọng điểm của kế hoạch ngân sách là bảo vệ các hòn đảo xa xôi của Nhật Bản.

Theo Tân Hoa xã, kế hoạch ngân sách này phản ánh rõ quyết tâm “kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và không phận” của Thủ tướng Shinzo Abe, nhằm ứng phó với Trung Quốc và CHDCND Triều tiên.

Hãng AFP cũng cho rằng, động thái này cho thấy Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thực hiện chính sách ngoại giao ngày càng cứng rắn, tìm cách phát huy vai trò tích cực hơn của Lực lượng Phòng vệ.

Theo tờ “Thời báo Kinh Hoa” Trung Quốc, điều này phản ánh ngoại giao cứng rắn hơn và chính sách quân sự tích cực hơn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Đặc điểm lớn nhất của ngân sách tài khóa 2014 là Nhật Bản có kế hoạch bắt chước lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, thành lập một lực lượng tác chiến đổ bộ, dùng để phòng thủ đảo nhỏ. Lực lượng này sẽ đảm đương nhiệm vụ tác chiến đoạt lại đảo bị địch chiếm từ hướng biển.

Nhật Bản tăng cường mua sắm xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Mỹ, tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ, bảo vệ chủ quyền biển đảo
Nhật Bản tăng cường mua sắm xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Mỹ, tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ, bảo vệ chủ quyền biển đảo

Đối với các động thái vươn ra đại dương của Trung Quốc, báo cáo giữa kỳ “Đại cương kế hoạch phòng vệ” mới đề xuất xây dựng năng lực tác chiến đổ bộ. Để tăng cường năng lực tác chiến đổ bộ, lực lượng chuyên phòng thủ đảo WAiR đã nhiều lần triển khai huấn luyện liên hợp với Thủy quân lục chiến Mỹ. Trong tương lai, Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ khởi động toàn diện công tác xây dựng lực lượng tác chiến đổ bộ.

Trong kế hoạch ngân sách năm tài khóa 2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản xin 1,3 tỷ yên (13,25 triệu USD) để mua sắm 2 xe chiến đấu đổ bộ AAV7 – loại xe trang bị hệ thống thông tin tiên tiến, có thể thực hiện chức năng chỉ huy (năm 2013 mua 4 xe chiến đấu đổ bộ), từ đó tăng cường năng lực chiến đấu thực tế; mở rộng tham gia chương trình huấn luyện lực lượng thủy quân lục chiến do Mỹ chủ trì. Đồng thời, Nhật Bản có kế hoạch cải tạo tàu vận tải lớp Osumi để chở xe chiến đấu đổ bộ.

Thông thường, thủy quân lục chiến là lực lượng mang tính “tấn công”, trong khi đó, Hiến pháp Nhật Bản cấm thực hiện các hành động thù địch.

Hãng AFP bình luận, theo Hiến pháp Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ được trang bị hiện đại chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, trong khi đó Thủy quân lục chiến là lực lượng mang tính tấn công.

Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ
Nhật Bản muốn mua máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ

Nội các Shinzo Abe ra sức thúc đẩy sửa đổi giải thích Hiến pháp, tìm cách trao quyền tự vệ tập thể cho Lực lượng Phòng vệ, hiệp đồng tác chiến với quân Mỹ. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản dự định mua 1 tàu khu trục, 1 tàu ngầm và 1 tàu cứu hộ tàu ngầm, kinh phí lần lượt là 73,3 tỷ yên, 51, 3 tỷ yên và 50,8 tỷ yên (lần lượt tương đương 750 triệu USD, 520 triệu USD và 520 triệu USD).

Lực lượng Phòng vệ Trên không có kế hoạch thành lập một lực lượng cảnh báo sớm, đóng ở khu vực tây nam Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Nhật Bản xin 100 triệu yên để nghiên cứu toàn diện khả năng mua sắm máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey của Mỹ, có thể nhập khẩu vào năm tài khóa 2015, triển khai ở Okinawa.

Để tăng cường mức độ cảnh giới, theo dõi, Nhật Bản xây dựng mới lực lượng cảnh giới, theo dõi ở căn cứ Naha (Lực lượng cảnh giới, theo dõi bay 2, trang bị máy bay cảnh báo sớm E-2C), tăng cường giám sát, theo dõi khu vực các đảo hướng tây nam, kinh phí đề nghị là 1,3 tỷ yên để mua trang bị.

Đồng thời xin 200 triệu yên để nghiên cứu, tiền đề là nhập khẩu máy bay do thám không người lái Global Hawk do Mỹ chế tạo. Đây là một trong những biện pháp cốt lõi của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản nhằm nắm chắc các động thái của CHDCND Triều Tiên và theo dõi các động thái trên biển của Trung Quốc.

Nhật Bản muốn tăng cường năng lực theo dõi Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên bằng kế hoạch mua sắm máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ
Nhật Bản muốn tăng cường năng lực theo dõi Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên bằng kế hoạch mua sắm máy bay do thám không người lái Global Hawk của Mỹ

Trong ngân sách quốc phòng đề nghị, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết: “Để ứng phó có hiệu quả với các cuộc tấn công đảo, phải bảo đảm ưu thế trên không và trên biển”. Ngày 6 tháng 8, tàu sân bay trực thăng Izumo lượng giãn nước 19.500 tấn hạ thủy, dự định biên chế cho Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản vào năm 2015. Tàu Izumo có thể mang theo máy bay Osprey.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản xin kinh phí ngân sách là 196,3 tỷ yên (2 tỷ USD), mức tăng là 13%. Lực lượng này có kế hoạch tăng mới 528 nhân viên, mở rộng biên chế có quy mô lớn nhất trong mấy chục năm qua, đồng thời dự định mua sắm 10 tàu tuần tra.

Tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ bình luận, kế hoạch ngân sách mới đã đưa ra triển vọng tăng cường vững chắc phòng thủ vùng biển tây nam của Nhật Bản, bởi vì Nhật Bản muốn tiếp tục đối phó với TQ để bảo vệ chủ quyền biển đảo trên biển Hoa Đông. Do đó, sở hữu năng lực bảo vệ những hòn đảo này là vấn đề quan trọng hàng đầu.

Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Nhật Bản tăng cường mua sắm vũ khí trang bị của Mỹ sẽ tạo sự thống nhất, tương thích hơn với hệ thống vũ khí của Quân đội Mỹ.
Máy bay cảnh báo sớm E-2C của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Nhật Bản tăng cường mua sắm vũ khí trang bị của Mỹ sẽ tạo sự thống nhất, tương thích hơn với hệ thống vũ khí của Quân đội Mỹ.
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo gây quan ngại đặc biệt cho truyền thông Trung Quốc, khẳng định năng lực đóng tàu rất mạnh của Nhật Bản.
Nhật Bản vừa hạ thủy tàu sân bay trực thăng Izumo gây quan ngại đặc biệt cho truyền thông Trung Quốc, khẳng định năng lực đóng tàu rất mạnh của Nhật Bản.
Nhật Bản tăng cường diễn tập đổ bộ
Nhật Bản tăng cường diễn tập đổ bộ
Diễn tập nhảy dù đoạt lại đảo
Diễn tập nhảy dù đoạt lại đảo
Nhật Bản tăng cường tập trận với Mỹ, coi đồng minh Nhật-Mỹ là trụ cột bảo đảm an ninh của Nhật Bản; coi Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa
Nhật Bản tăng cường tập trận với Mỹ, coi đồng minh Nhật-Mỹ là trụ cột bảo đảm an ninh của Nhật Bản; coi Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa
Việt Dũng