1. Xuất huyết ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ
Ra máu là biểu hiện bất thường ở mọi giai đoạn của thai kỳ. “Nếu thai phụ bị ra quá nhiều máu, kèm theo đau bụng hoặc đau bụng dưới giống thời gian hành kinh hay cảm thấy choáng, chóng mặt như ở giai đoạn đầu của thai kỳ, thì đó có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung”, bác sĩ Peter Bernstein cho biết. Hiện tượng có thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh làm tổ ở một nơi khác ngoài tử cung, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.
Xuất huyết kèm theo co thắt mạnh ở vùng bụng dưới còn là dấu hiệu sẩy thai khi thai phụ đang trong giai đoạn đầu hoặc ở đầu giai đoạn thứ hai của thai kỳ. Xuất huyết ở giai đoạn thứ ba của thai kỳ kèm theo đau bụng có thể là triệu chứng của hiện tượng bong nhau non, xảy ra khi nhau thai bong ra khỏi thành tử cung.
Nếu thai phụ nôn nhiều đến mức không còn giữ được gì trong dạ dày thì tình hình đã trở nên nguy hiểm. Bác sĩ Bernstein cho biết: “Nếu không thể ăn hoặc uống được thứ gì, thì cơ thể thai phụ đang trong tình trạng mất nước”. Họ cũng đang có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, và tình trạng thiếu dinh dưỡng hay mất nước có thể gây ra những biến chứng như sinh non hay dị tật thai nhi. Bác sĩ Bernstein cũng nói thêm rằng, bạn phải được khám khi bị ói mửa nghiêm trọng.
Sẽ có những phương pháp điều trị an toàn mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn để khống chế tình trạng nôn ói. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn để bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bạn tìm ra loại thức ăn giảm nôn. Trị dứt điểm nôn ói sẽ giúp cả bạn và thai nhi có đủ dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.
3. Mức độ cử động của thai nhi giảm sút rõ rệt
Chuyện gì đang xảy ra với em bé vốn đang rất “hiếu động” trong bụng mẹ bỗng trở nên ít cử động hơn hẳn, giống như hết năng lượng vậy. “Nếu thai nhi không cử động nhiều như trước, lý do có thể là bé không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng từ nhau thai”, bác sĩ Bernstein cảnh báo.
Nhưng làm sao bạn có thể phát hiện ra điều đó? Có một số cách giúp bạn xác định được em bé đang gặp một số vấn đề trong bụng mẹ. Đầu tiên, bạn uống một chút nước lạnh, hay ăn gì đó. Và nằm nghiêng để kiểm tra xem em bé có đang cử động không.
Đếm số lần bé đạp vào bụng mẹ cũng là một cách, theo bác sĩ Nicole Ruddock. “Hiện chưa xác định được bao nhiêu lần cử động là tốt cho bé, nhưng nhìn chung, thai phụ nên lập sẵn một ranh giới và để ý xem em bé đang cử động nhiều hơn hay ít hơn bình thường. Thông thường, 10 cú đạp bụng mẹ trong vòng 2 giờ là bình thường. Nếu ít hơn, bạn nên hỏi bác sĩ để được kiểm tra rõ.
Bác sĩ Bernstein cũng khuyên thai phụ nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong trường hợp này. Các bác sĩ có các thiết bị kiểm tra chuyên biệt để xác định xem em bé có đang cử động và phát triển bình thường hay không.
4. Các cơn co bóp diễn ra ở đầu giai đoạn 3
Các cơn co bóp có thể là dấu hiệu của sinh non. Nhưng đối với các sản phụ có con đầu lòng thường hay nhầm lẫn giữa co bóp thật và giả. Các cơn co bóp giả được gọi là cơn gò Braxton – Hicks. Chúng không diễn ra đều đặn, nhưng bất ngờ và không gia tăng cường độ. Các cơn co bóp giả sẽ giảm bớt trong vòng 1 giờ. Nhưng các cơn co bóp thật thường lặp lại trong vòng 10 phút hoặc ít hơn và sẽ tăng dần cường độ.
Tuy nhiên, vì sự an toàn của cả mẹ và bé là quan trọng hơn cả nên thai phụ đừng bao giờ chủ quan với các cơn co thắt. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ, bất kỳ khi nào thấy xuất hiện các cơn có bóp hoặc chỉ có cảm giác như đang bị co bóp, bạn phải lập tức gọi cho bác sĩ. Nếu có biến chứng thì các bác sĩ cũng sẽ có hướng xử trí kịp thời cho thai phụ.
8. Mệt mỏi thường xuyên
Thiếu máu cũng là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Những dấu hiệu của bệnh bao gồm: mệt mỏi thường xuyên, cảm thấy yếu ớt, hụt hơi và sắc da nhợt nhạt. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung axit folic và chất sắt cho bạn. Nếu bệnh ở mức độ trầm trọng, bạn sẽ phải truyền máu trực tiếp.
9. Chảy máu âm đạo kéo dài
10. Quá buồn phiền
Bà bầu khi có những biểu hiện quá buồn phiền, chán nản… thì rất có thể đã bị bệnh trầm cảm – căn bệnh không hiếm trong và sau thời gian mang thai. Những triệu chứng khác của bệnh bao gồm thay đổi khẩu vị ăn uống, cảm giác vô vọng, ở trường hợp bị nặng có thể sẽ cảm thấy khó chụi hoặc có những suy nghĩ gây tổn hại đến thai nhi và bản thân mình. Trong trường hợp này bạn cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời. Bệnh trầm cảm cũng có thể được điều trị bằng trị liệu hoặc các loại thuốc hỗ trợ.
11. Thường xuyên khát nước và đi tiểu
Bệnh tiểu đường thường xảy ra phổ biến ở bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ do chất insulin của mẹ bầu tiết ra không đủ. Những dấu hiệu của căn bệnh này bao gồm thường xuyên khát nước, đi tiểu và cảm giác mệt mỏi. Thuốc thường hiếm được chỉ định điều trị cho bà bầu. Vì vậy, cách hữu hiệu nhất là thay đổi chế độ ăn uống khoa học hoặc tăng lượng insulin trong cơ thể.
13. Chảy máu âm đạo kèm chuột rút
12. Huyết áp cao
Huyết áp cao là dấu hiệu sớm của bệnh nhiễm độc huyết hoặc tiền sản giật. Triệu chứng này thường xảy ra từ tuần thứ 20 của thai kỳ với các biểu hiện như huyết áp cao, mờ mắt, đau đầu, đau dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị duy nhất là cho sinh sớm. Phương pháp này không gây nhiều khó khăn khi thai nhi đã được gần 37 tuần tuổi nhưng nếu thai nhi còn quá non, các bác sĩ thường phải điều trị bằng cách cho bệnh nhân nghỉ ngơi và dùng thuốc giảm huyết áp – loại thuốc này không hề tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.