Nếu bạn là người thường xuyên đeo kính áp tròng thì chắc hẳn bạn đã được cảnh báo về những nguy cơ sức khỏe khi sử dụng chúng trong thời gian quá lâu hoặc không vệ sinh kính đúng cách. Bởi vậy, việc vệ sinh cẩn thận là vô cùng quan trọng nếu bạn không muốn đôi mắt của mình phải tới gặp bác sĩ.
1. Rửa tay và mắt kính sạch sẽ
Các loại kính áp tròng thường có dụng cụ đeo riêng biệt nhưng dù vậy bạn vẫn phải chắc chắn rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi đeo kính. Điều này cần lưu ý hơn nữa nếu bạn đeo kính bằng tay trực tiếp.
Sau đó, để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn có hại trên kính bằng cách: Khử trùng kính áp tròng hàng ngày với đồ chuyên dụng để ngăn không cho mắt bị viêm (thường được bán kèm khi bạn mua kính áp tròng - phải là nước rửa mắt kính áp tròng chuyên dụng, có thể được bác sĩ kê đơn chứ không đơn thuần là nước rửa bình thường hay lau khô vì dễ làm tổn hại đến kính áp tròng. Khi kính áp tròng bị hư hỏng sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về mắt).
2. Cân nhắc dùng nhiều mắt kính khác
Các bác sĩ cho rằng, người sử dụng có thể tránh những vấn đề nhiễm khuẩn bằng cách sử dụng loại mắt kính mềm dùng hằng ngày. Vi khuẩn sẽ gia tăng ngày càng nhiều khi bạn sử dụng mắt kính liên tục nhiều lần.
Bởi vậy, nếu ngại việc phải vệ sinh mắt kính hàng ngày và cẩn thận thì việc thay mắt kính thường xuyên sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.
3. Không sử dụng kính áp tròng thường xuyên
Cách tốt nhất để tránh bệnh đau mắt đỏ hoặc các bệnh nghiêm trọng hơn về mắt khi đeo kính áp tròng đó là hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa mắt và mắt kính.
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng kính áp tròng khi làm việc và hạn chế sử dụng khi ở nhà hoặc vào cuối tuần. Để bảo vệ mắt, bạn chỉ nên sử dụng tối đa 12-14 giờ/ngày.
Đặc biệt, không bao giờ đeo kính áp tròng khi đi bơi vì bể bơi chứa rất nhiều các loại vi khuẩn truyền nhiễm nghiêm trọng. Mặc dù, kính áp tròng là một phụ kiện thời trang thời thượng đi nữa thì bạn cũng không nên lạm dụng nó quá nhiều để giảm bớt các nguy cơ tổn thương đến mắt và giác mạc.