Giá thuốc cao ngất ngưởng, phải xem có lợi ích nhóm không?

17/08/2017 09:00
Diệu Linh
(GDVN) - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: "Quỹ bảo hiểm y tế tình hình rất căng mà giá thuốc thì cao, nhất là các loại biệt dược...".

Chiều 16/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thực hiện thí điểm đấu thầu tập trung thuốc dùng trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế không thuộc danh mục 5 hoạt chất đấu thầu tập trung quốc gia do Bộ Y tế tổ chức.

Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - bà Nguyễn Thị Minh bày tỏ mong muốn tiếp tục cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai thí điểm và mở rộng danh mục đấuthầu tập trung thuốc bảo hiểm y tế năm 2018.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan được Chính phủ giao tổ chức thực hiện công việc này tại Nghị quyết số 59/NQ-CP của Chính phủ ban hành năm 2016.

Tới tháng 7/2017, Bộ Y tế đã gửi công văn thống nhất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam về Danh mục thuốc đấu thầu tập trung do Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam thực hiện.

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam đã hướng dẫn các địa phương tập hợp nhu cầu sử dụng thuốc để xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hoan thành quy trình đấu thầu... để thực hiện mua sắm theo kết quả lựa chọn nhà thầu từ 1/1/2018.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá: “Quỹ bảo hiểm y tế tình hình rất căng mà giá thuốc thì cao, nhất là các loại biệt dược, cao ngất ngưởng, phải xem rõ có lợi ích nhóm không, ai đứng sau, trong khi đất nước còn nghèo, người dân khó khăn”.

Theo Phó Thủ tướng, việc đấu thầu giữa các bộ, ngành địa phương không thống nhất, kiểm toán nhà nướcđã công khai những sai phạm, không còn úp mở, Quốc hội và người dân đều biết.

“Chính phủ quyết tâm giảm từ 10 - 15%giá thuốc sau khi đấu thầu thuốc do Bảo hiểm y tế chi trả so với giá hiện nay thì dân đượcnhờ nhiều lắm.

Đặc biệt là giảm các giá thuốc biệt dược đã hết bản quyền côngnghệ, đồng thời làm tăng tính an toàn cho Quỹ Bảo hiểm xã hội”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ quyết tâm giảm giá thuốc từ 10-15%. ảnh: TTXVN.
Phó Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ quyết tâm giảm giá thuốc từ 10-15%. ảnh: TTXVN.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Y tế phải thống nhất hành động để từ ngày 1/1/2018 Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam triển khai thí điểm được đấu thầu thuốc dùng trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế phối hợp hướng dẫn và mở rộng các hình thức đấu thầu thuốc để có tính cạnh tranh cao hơn, kiếm soát chặt chẽ đấu thầu thuốc, thiết bị y tế tại các địa phương đã từng được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra các sai phạm trong đấu thầu trước đây.

Giá thuốc cao ngất ngưởng, phải xem có lợi ích nhóm không? ảnh 2

Hà Tĩnh: Người dân được đảm bảo quyền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Về đấu thầu các thuốc biệt dược đã hết hạn bản quyền, lãnh đạo Cục quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết đã đàm phán với các nhà cung cấp để đấu thầu khoảng 100 biệt dược gốc, nhằm hạ giá loại thuốc vốn đang có giá rất cao trên thị trường.

Còn theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam thì tổng chi phí của 100 thuốc biệt dược gốc hết hạn bản quyền này là 2.024 tỷ đồng. Nếu giảm giá về giá trúng thầu trung bình của thuốc Generic Nhóm 1 tương ứng, sẽ tiết kiệm được trên 500 tỷ đồng (khoảng 25%).

Bên cạnh việc đôn đốc thời gian tổ chức thực hiện đấu thầu thuốc tập trung dùng trong Bảo hiểm y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu các bộ, ngành tăng cường rà soát chính sách, thể chế quản lý Bảo hiểm y tế khi lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập.

“Luật Bảo hiểm y tế chỉ quy định thực hiện phục vụ cho lĩnh vực khám chữa bệnh mà các Nghị định hướng dẫn lại mở rộng diện được Bảo hiểm y tế chi trả sang cả lĩnh vực y tế dự phòng, tầm soát bệnh, gây ảnh hưởng tới khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế, của người dân, doanh nghiệp”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế báo cáo tổng quát, rà soát toàn bộ việc thực thi, triển khai Luật Bảo hiểm y tế, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện mặt được, chưa được và kiến nghị đề xuất tới Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường thanh tra, kiểm tra vi phạm trong lĩnh vực Bảo hiểm y tế; kiến nghị Kiểm toán Nhà nước kiểm toán hoạt động liên quan đến Bảo hiểm y tế.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các cơ quan tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để chống trục lợi Bảo hiểm y tế theo nghị quyết của Chính phủ.

Sức ép tiếp tục đè lên quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo kết quả thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc tổ chức đấu thầu tập trung quốc gia đối với thuốc bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện, ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam nêu nhiều dấu hiệu khuất tất, đó là có sự khác biệt đáng kể về giá thuốc trúng thầu giữa các địa phương.

Đặc biệt, giá thuốc do doanh nghiệp đóng trên địa bàn khi trúngthầu tại các cơ sở khám chữa bệnh của chính địa phương lại cao hơn giá thuốc trúng thầu tại địa phương khác (Bình Định, Phú Yên...).

Việc đấu thầu mua sắm vậttư y tế còn hình thức, có nhiều hội đồng thực hiện không đúng quy định.

Xây dựng giá kế hoạch các mặt hàng căn cứ báo giá của một số nhà cung cấp tại địa phương rồi sử dụng chứng thư thẩm định giá mà không tham khảo giá trúng thầu các mặt hàng cùng chủng loại cùng thời điểm tại các đơn vị, địa phương khác, giá thẩm định bằng giá đề xuất.

Nêu cụ thể xuất xứ, ghi tên thương mại của sản phẩm, yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật vật tư y tế như đối với thuốc; yêu cầu năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm không phù hợp... làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, thậm chí chỉ định thầu...

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tốc độ gia tăng chi phí 6 tháng đầu năm 2017 rất lớn, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2016.

Nhiều địa phương đã sử dụng hết 70%, thậm chí là 90% quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cảnăm của tỉnh (Quảng Nam, Quảng Trị).

Dự báo cuối năm 2017, với tình hình giatăng chi phí như hiện nay thì quỹ bảo hiểm y tế sẽ bội chi trên 10 nghìn tỷ đồng, trong đó có nhiều địa phương dự kiến bội chi từ 500 – 1.000 tỷ đồng (Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng...).

Hiện tại, mức đóng bảo hiểm y tế trung bình/năm của tất cả các đối tượng là khoảng 900 nghìn đồng, tương đương khoảng 40 USD, trong khi đó, quyền lợi mở rộng rất nhiều như giảm mức đồng chi trả, thanh toán các trường hợp bị tai nạn, khám chữa bệnh thông tuyến, huyện... hầu hết các dịch vụ kỹ thuật(trên 1.500) đều được vào thanh toán bảo hiểm y tế.

So sánh với một số nước trong khu vực và châu Á cho thấy Thái Lan khoảng 120USD, gấp 3 lần Việt Nam, Philippines thấp nhất là 57USD trong khi đó phạm vi quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế không quá rộng rãi như ở Việt Nam.

Diệu Linh