Trong khuôn khổ buổi hội thảo do Bộ Y tế tổ chức lấy ý kiến doanh nghiệp về dự án Luật Phòng, chống, tác hại rượu bia các đại biểu và các nhà khoa học đã dẫn ra những số liệu đáng lưu ý cho việc sử dụng rượu bia của người Việt.
Hội thảo có sự tham dự của đại diện ban soạn thảo Luật Phòng chống tác hại rượu bia, đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, rượu bia, các chuyên gia y tế và kinh tế.
Theo số liệu của WHO, tại Việt Nam lượng cồn nguyên chất tiêu thụ là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 nước thành viên của WHO.
Với vị trí thứ 94/194: Đây là số liệu chia đều cho cả người uống và người không uống >15 tuổi trong khi ở Việt Namchủ yếu nam giới uống rượu, bia, nữ giới sử dụng rất ít.
Trung bình thế giới tỷ lệ uống rượu bia ở nam/nữ là 48%/29% trong khi ở Việt Nam là 77%/11%.
Do đó, nếu tính riêng trong số nam giới trên 15 tuổi có sử dụng rượu, bia thì một người nam của Việt Nam tiêu thụ trung bình tới 27,4 lít cồn nguyên chất (năm 2010) .
Mức tiêu thụ này là rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á/Tây Thái Bình Dương, xếp thứ 10 Châu Á và thứ 29 thế giới (Nguồn: Báo cáo thực trạng toàn cầu về chất có cồn và sức khỏe, WHO 2014)
Bên cạnh đó, tuy lượng cồn tiêu thụ trung bình của Việt Nam chỉ hơn so với thế giới không đáng kể 6,6/6,2. Tuy nhiên với tốc độ gia tăng sử dụng mới là vấn đề đáng lo ngại của Việt Nam.
Mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) đã tăng từ 3,8 lít cồn/người/năm trong giai đoạn 2003 - 2005 lên tới 6,6 lít cồn/người/năm giai đoạn 2008 -2010, tức là đã tăng tới 74%.
Trong khi, số lít cồn nguyên chất tiêu thụ bình quân của thế giới là 6,2 lít/người (2008-2010) mức độ tiêu thụ dường như không tăng trong 15 năm qua 6,12 (2003-2005).
Rượu không rõ nguồn gốc đã gây ra ngộ độc hàng loạt tại xã Sì Lở Lầu, PhongThổ, Lai Châu (Ảnh: Lại Cường) |
Theo kết quả nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Bích Ngọc Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Rượu thủ công ở nước ta chiếm 75% tổng lượng rượu tiêu thụ như thông tin của Hiệp hội Rượu bia, nước giải khát chia sẻ thì mức tiêu thụ bình quân/người >15 tuổi ở VN sẽ lên tới 17,6 lít (4,4 lít x4), cao gần gấp 3 lần so với mức trung bình của thế giới
Chất lượng giống nòi đi xuống vì rượu bia là tác hại khó lường nhất |
Cũng theo theo một nghiên cứu điều tra quốc gia của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Bích Ngọc , thực hiện quy mô quốc gia tại 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 01 năm 2016, rượu không kiểm soát được ở Việt Nam là rất cao, chiếm tới 75% tổng lượng rượu tiêu thụ.
Loại rượu này chất lượng kém và là nguyên nhân gây ra ngộ độc, hàng năm gây thất thu ngân sách lớn (ước 2.000 tỷ đồng theo dự thảo tờ trình của Bộ Y tế).
Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành để kiểm soát lượng rượu không nhãn mác này.
Theo ý kiến của các nhà soạn thảo luật Phòng chống tác hại của rượu bia, việc quản lý rượu thủ công là cần thiết và dự thảo luật đã đặt ra những điều khoản nhằm từng bước kiểm soát đối với lọai sản phẩm này.
Một lượng lớn rượu thủ công, không rõ nguồn gốc vẫn chưa được các cơ quan chức năng kiểm soát (Trong ảnh: Rượu thủ công tại Đại Lâm, Bắc Ninh) (Ảnh: Lại Cường) |
Việc kiểm soát rượu tự nấu không có gì mâu thuẫn với sự cần thiết phải quản lí các sản phẩm công nghiệp.
Hơn thế nữa cần phải giải quyết vấn đề theo hướng tiếp cận từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Rượu bia nhà máy hiện đang kiểm soát được thì giải quyết trước, tiếp đến là rượu tự nấu
Chỉ có lạm dụng rượu, bia mới gây ra tác hại đối với sức khỏe và WHO đã đề ra chiến lược toàn cầu về giảm thiểu tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn.
Theo tổ chức Y tế thế giới đã xác định không có ngưỡng an toàn của sử dụng RB vì thế không có ngưỡng cho sự “lạm dụng”.
Chiến lược toàn cầu là Chiến lược toàn cầu về giảm thiểu sử dụng đồ uống có cồn ở mức có hại không phải là lạm dụng. Global strategy reduce the harmful use of alcohol. (Lạm dụng trong tiếng anh là abuse)
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế, sử dụng rượu bia dù ít (12,5g cồn NC/ngày < 1 lon bia 330ml) vẫn có mối quan hệ nhân quả với 7 loại ung thư (vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng …) và có mối liên hệ với khoảng 30 loại ung thư khác (tụy, máu, tế bào bạch hầu…).
Ngày 25/5/2018 Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo với các doanh nghiệp trong ngành rượu, bia để lấy ý kiến về Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia. Hai mục tiêu chính đặt ra đối với Dự Luật này là nâng cao sức khỏe của người dân và phòng, chống những vấn đề xã hội gây ra bởi lạm dụng rượu bia như bạo lực gia đình, uống rượu khi lái xe, gây rối trật tự công cộng... Theo tờ trình của cơ quan soạn thảo, dự luật này được tiếp cận từ góc độ sức khoẻ cộng đồng và xã hội, chứ không phải từ góc độ thương mại. |