Bộ trưởng Y tế đề nghị hành động nhằm bảo vệ nòi giống trước mắt và lâu dài

17/11/2018 07:09
Duy Cường
(GDVN) - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: "Đến bây giờ nếu không đẩy mạnh thì sẽ ảnh hưởng tới lợi ích sức khoẻ nhân dân"

Những năm gần đây, trên nhiều phương tiện truyền thông đã không ít lần đề cập tới câu chuyện tiêu thụ bia rượu quá nhiều của người Việt Nam.

Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các bên liên quan về Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia diễn ra cuối tháng 5/2018 do Bộ Y tế tổ chức, một lần nữa bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, nhu cầu sử dụng rượu bia có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia.

Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít). Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Đến năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Trên thế giới, mức tiêu thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua.

Về tiêu thụ rượu bia, Việt Nam giành ngôi "Á quân” Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, tốc độ gia tăng sử dụng là đáng lo ngại khi chỉ 15 năm, Việt Nam tăng tới 74%. Người trẻ tuổi uống rượu bia đang gia tăng, trong đó tuổi vị thành niên, thanh niên tăng gần 10% sau 5 năm.

Các chuyên gia cũng tiếp tục khẳng định tác hại khôn lường của rượu bia: Người dùng không kiểm soát được hành vi, dẫn đến bạo lực, tai nạn giao thông, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Phòng chống Ung thư quốc tế, sử dụng rượu bia dù ít vẫn có mối liên quan với nhiều loại ung thư: vú, vòm họng, tế bào vảy thực quản, gan, dạ dày, đại tràng, trực tràng...

Theo đó, bà Trần Thị Trang- Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, nhu cầu sử dụng rượu bia có xu hướng tăng nhanh, nhất là bia. Mỗi người Việt Nam bình quân tiêu thụ 6,6 lít cồn một năm (5 năm trước chỉ 3,8 lít).

Tỷ lệ đàn ông Việt Nam uống rượu bia cũng cao nhất thế giới và ngày càng tăng với cả hai giới. Đến năm 2025, dự báo mỗi người Việt tiêu thụ 7 lít cồn một năm. Trên thế giới, mức tiêu thụ chỉ tăng từ 6,1 lít lên 6,2 lít và ổn định trong 15 năm qua.

Vào sáng 16/11, các đại biểu Quốc hội làm việc ở hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế đã thay mặt ban dự thảo, trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu đứng ở các góc cạnh khác nhau, lát cắt khác nhau khi nhìn vào dự thảo luật này và những ý kiến đó đều xác đáng ở những góc cạnh khác nhau.

Bộ trưởng Y tế cũng cho biết ban soạn thảo sẽ  nghiên cứu, tiếp thu trên tinh thần xây dựng luật và những nội dung khi ban hành chính sách là vấn đề nào có lợi cho dân thì làm ở mức cao nhất, không có lợi cho dân thì không làm.

Vì thế, các đại biểu cũng thấy là rất khó đến hai nhiệm kỳ và đến giờ này cũng vẫn khó, bởi vì nó có những sự tương đối đối đầu với nhau giữa mong muốn luật bảo vệ sức khỏe con người tối đa và các nhà sản xuất, kinh doanh cũng muốn doanh thu và lợi nhuận.

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, cố gắng tiếp cận một cách hài giữa khía cạnh sức khỏe, kinh tế - xã hội. Khi luật này ra đời thì tiếp cận ở góc cạnh sức khỏe nhiều hơn.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình ý kiến trong phiên họp Quốc hội sáng 16/11. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến giải trình ý kiến trong phiên họp Quốc hội sáng 16/11. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho biết khi luật này ra đời sẽ đồng bộ với các luật hiện hành và hội nhập với quốc tế, phải đạt tính khả thi.

“Về tính khẩn cấp hiện nay, tác hại của nó trên mặt sức khỏe, mặt kinh tế - xã hội, an ninh và cái lợi thì chúng ta phải đặt lên bàn cân giữa cái lợi về kinh tế và cái lợi về an sinh xã hội, sức khỏe con người.

Các yếu tố phân tích của các đại biểu đã rất xác đáng. Nếu chúng ta không làm nữa thì không thể vì sức khỏe nhân dân, như Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Y tế đề nghị hành động nhằm bảo vệ nòi giống trước mắt và lâu dài ảnh 2Có 43,8% học sinh dưới 14 tuổi đã uống rượu, bia

Nói về tên gọi của luật, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Qua phân tích của các đại biểu và chúng tôi đã thảo luận rất nhiều thì Ban soạn thảo cũng mong muốn được giữ tên theo phương án số 1.

Đấy là quan điểm vừa dễ hiểu, vừa đơn giản và người ta chỉ phòng chống tác hại của rượu và bia chứ không đả động gì đến ảnh hưởng văn hóa của rượu và bia hiện nay, nó chống tác hại trong tất cả các quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và cách uống”.

Về các nội dung quảng cáo, Bộ trưởng Tiến cho rằng  về các nội dung về quảng cáo, về vấn đề rượu thủ công thì chúng tôi cũng sẽ tiếp thu để chọn ra phương án tối ưu và hài hòa.

Vấn đề về nguồn lực, Bộ Y tế cho phát biểu: “Chúng tôi mong muốn Quốc hội thông qua điều trong dự thảo là tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vì thuế này đang thấp, giá rượu, bia vào loại thấp nhất thế giới và trong khu vực.

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thì nguồn thu ngân sách tăng lên, cố gắng quy định có trích phần trăm do Chính phủ quy định nhưng trình Quốc hội thông qua để có nguồn lực thực sự cũng như các chương trình mục tiêu hiện nay.

Hiện nay làm chương trình mục tiêu được 700 triệu cả nước, như vậy chắc chắn luật này không khả thi. Với mong ước được bảo vệ sức khỏe người dân tốt nhất, có lợi cho dân, bảo vệ nòi giống trước mắt và lâu dài”.

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ bia rượu nhiều nhất thế giới.

Nói về khía cạnh văn hóa trong thói quen uống rượu, bia, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng: “Trên bàn cân kinh tế, xã hội, văn hóa không ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực, chúng ta uống ở mức văn minh hơn với chén rượu vui, ngon phải có bạn hiền, vẫn giữ văn hóa đó chứ không đụng chạm và cản trở.

Ở đây là phòng, chống tác hại của rượu, bia uống ở nền văn minh hơn, bảo vệ sức khỏe hơn.

Nhưng không có nghĩa là khi luật này ban hành tất cả đều cấm rượu, bia. Trong luật này không có một từ nào là cấm uống rượu, uống bia”.

Duy Cường