Ba câu hỏi cho Bộ trưởng QP Mỹ Leon Panetta khi đến châu Á

31/05/2012 20:22
Duy Vũ (Theo Foreign Policy)
(GDVN) - Vào hôm qua, thứ 4 ngày 30 tháng 5 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Mỹ để tiến hành chuyến công du dài 9 ngày xuyên Châu Á.
Vào hôm qua, thứ 4 ngày 30 tháng 5 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Mỹ để tiến hành chuyến công du dài 9 ngày xuyên Châu Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Mỹ để tiến hành chuyến công du dài 9 ngày xuyên Châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Mỹ để tiến hành chuyến công du dài 9 ngày xuyên Châu Á.
 
Sau khi dừng chân ở Bộ tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii, ông tiếp tục đến Singapore tham dự cuộc đối thoại Shangri-La giữa các bộ trưởng quốc phòng, sau đó đến Hà Nội tham dự cuộc học với các đối tác theo bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm ngoái, và cuối cùng đến Ấn Độ. 

Cam kết của Bộ trưởng Panetta về việc đại diện nước Mỹ là một điều tốt, nhưng tốt hơn hết ông nên chuẩn bị tinh thần cho ba câu hỏi hóc búa khi ông đặt chân đến Châu Á.

1. Tâm điểm có phải là Châu Á?

Thoạt đầu, việc tâm điểm được quảng bá rùm beng của chính phủ Mỹ không còn là Iraq và Afghanistan mà chuyển sang Châu Á được đón nhận nồng nhiệt trong khu vực (mặc dù điều đáng ngạc nhiên là không phải Châu Âu hay Trung Đông), đặc biệt căn cứ vào chính sách ngoại giao linh động với Châu Á của Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton và việc Tổng thống Obama lần đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Tuy nhiên, khi mọi chuyện lắng xuống, cả "phe bạn lẫn thù" của Mỹ khắp Châu Á đều đặt ra câu hỏi sức mạnh nằm ở đâu, đặc biệt là khả năng quốc phòng. 

Việc các Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tuyên bố hùng hồn ở Đối thoại Shangri-La rằng Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương chỉ là một điều sáo rỗng, như thể chính quyền McKinley (tổng thống thứ 25 của Mỹ) chưa từng khẳng định điều đó một trăm năm trước. 

Điều mà mọi người muốn biết là liệu chính Phủ Mỹ đã chuẩn bị tiếp nguồn lực cho chiến lược của mình. 

Kế hoạch cắt giảm khoảng 50 tỉ đô la Mỹ cho chi phí quân sự hàng năm trong thập kỷ tới (số tiền này tương đương số ngân sách quốc phòng của Nhật hàng năm) có thể vẫn còn “chịu đựng được” với phe ủng hộ Mỹ và chỉ hơi đáng chú ý đối với phe đối lập.

Tuy nhiên, việc cắt giảm đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng duy trì chiến lược Châu Á của Mỹ chứ chưa nói đến những cam kết toàn cầu. 
Các bộ quốc phòng trong khu vực ai cũng biết việc Hải quân Mỹ từng muốn cắt giảm một hàng không mẫu hạm ra khỏi lực lượng thậm chí với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng hiện tại và chỉ hoãn lại khi lo ngại động thái này sẽ gây xung đột với tâm điểm của Mỹ. 

Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng chắc chắn sẽ dẫn đến việc cắt giảm các hàng không mẫu hạm và Châu Á sẽ nhận thấy được điều này. Thoạt đầu Bộ trưởng Panetta đã từng đưa ra cảnh báo trong lời giải trình với Quốc hội. Tuy nhiên, khi cuộc bầu cử tháng 11 đang đến gần, ông lại im lặng trước vấn đề này.

Nhưng dù sao thì Panetta cũng nên chuẩn bị tinh thần cho những câu hỏi hóc búa về việc liệu Mỹ có cam kết vai trò lãnh đạo ở Châu Á hơn là chỉ tham dự các cuộc họp đa phương hay không. Hi vọng rằng ông sẽ nhấn mạnh vấn đề tăng ngân sách quốc phòng trong chính phủ Mỹ.

2. Chính phủ Mỹ sẽ làm gì để đối phó với sức ép của Trung Quốc đối với các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai?

Thuyết “gần biển” của Trung Quốc đáng lý không nên gây mập mờ về ý định của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc trong việc không chỉ thiết lập khả năng chống can thiệp tại chuỗiđảo thứ nhất (nối đảo Okinawa (Nhật Bản) qua Phillipines đến Biển Đông), mà còn với cả chuỗi đảo thứ hai (kéo dài xuông phía Nam từ Nhật Bản qua đảo Guam ở miền tây Thái Bình Dương). 

Trong mấy tháng gần đây Trung Quốc đã cho các tàu thuyền đánh bắt cá và bán quân sự đến khu vực Biển Phillipines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền của Phillipines. 

Trung Quốc đã tạo ra dư luận khi đổ diệt cho Phillipines là những nước gây ra toàn bộ rắc rối gần đây, mặc dù Phillipines có một tàu hải quân Mỹ cũ khi đối mặt với 100 tàu của Trung Quốc ngoài bờ biển.

Tổng thống Phillipines Aquino sẽ đến thăm Thủ đô Washington của Mỹ vào đầu tháng tới và Bộ trưởng Panetta sẽ tiếp tục phải biện hộ rằng Mỹ ủng hộ nước này trong khi Mỹ vẫn giữ thái độ trung lập đối với các vấn đề về lãnh thổ và cam kết sẽ tiếp tục xây dựng niềm tin với Trung Quốc. 

Việc làm cân bằng này quả thực khó và chính quyền Mỹ đã quá nhún nhường với Trung Quốc thời gian qua và có lẽ Mỹ nên nói rõ rằng các hành vi hiếu chiến trên biển của Trung Quốc gần đây sẽ khiến nước Mỹ dần đứng về phía các nước trong khu vực.

3. Tầm nhìn chiến lược của Bộ trưởng đối với Ấn Độ là gì?

Sau những thành công của chính quyền Tổng thống Bush, mối quan hệ quốc phòng giữa Mỹ và Ấn Độ đã vấp phải những khó khăn nhất định.

Về phía Ấn Độ, vấn đề gây ra bởi sự yếu kém chính trị của chính quyền Manmahon Singh và những kì vọng thiếu thực tế về việc Mỹ sẽ sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho nền công nghiệp Ấn Độ để bán các hệ thống quốc phòng.

Việc loại hai chiến đấu cơ F-16 của Lockeheed Martine và F-18 của Boeing ra khỏi gói thầu tìm mua 126 máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng trung mới (MMRCA) cho không quân nước này cũng thực sự gây thất vọng cho Mỹ. 

Việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan cũng gây ra những hậu quả đối với an ninh của Ấn Độ và chính quyền khiến nước này rất khó chịu.

Lợi ích chiến lược của Mỹ và Ấn Độ có thể nói là đồng đều ở Châu Á, tuy nhiên, quốc phòng hai nước lại có vẻ như đang xung đột với nhau. Điều này sẽ khiến các quan chức cấp cao như Bộ trưởng Panetta phải thiết lập một tầm nhìn rõ ràng trong tương lai cho mối quan hệ quốc phòng quan trọng mà đôi khi cũng gây bực dọc giữa hai nước.
Duy Vũ (Theo Foreign Policy)