Tại sao Israel luôn xung đột với thế giới Ả Rập? (Kỳ cuối)

06/12/2011 20:28
Trước sự phản ứng dữ dội của cộng đồng đạo Hồi trong thế giới Ả Rập, thực dân Anh đã phải xem xét lại chính sách của họ.
Trước hành động lấy đất đai và đuổi người Ả Rập và Palestine, các cộng đồng người Ả Rập và Palestine kịch liệt chống lại nền thống trị của thực dân Anh và sự ủng hộ của nước này giúp người Do Thái xây dựng đất nước. Từ năm 1936 đến năm 1939, người Ả Rập tiến hành cuộc khởi nghĩa Ả Rập đấu tranh giành lại phần đất Palestine.

Kỳ cuối: Người Palestine và Ả Rập kiên quyết chống người Do Thái

Trước sự phản ứng dữ dội của cộng đồng đạo Hồi trong thế giới Ả Rập, thực dân Anh đã phải xem xét lại chính sách của họ nhằm đảm bảo khu vực Trung Đông không bị rơi vào tay nước Đức thù địch.
Năm 1947, LHQ thông qua nghị quyết phân trị vùng lãnh thổ Palestine .
Năm 1947, LHQ thông qua nghị quyết phân trị vùng lãnh thổ Palestine .
Trước khi Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, người Anh đã thay đổi chính sách chống Palestine của nước này dành cho người Do Thái. Tháng 5/1939, Anh tuyên bố lệnh hạn chế người Do Thái di thêm dân về Palestine và mua thêm đất của người Ả Rập. Cũng chính vì thế mà nảy sinh mâu thuẫn giữa người Anh và người Do Thái.

Người Do Thái chuyển sang tìm kiếm sự giúp đỡ ở người Mỹ. Bắt đầu từ tháng 5/1942, Chủ tịch tổ chức Do Thái có tên Ben Culian đã triệu tập hội nghị Do Thái tại New York - Mỹ để thông qua cương lĩnh mới của Chủ nghĩa Sionism. Kể từ đó người Do Thái bỏ người Anh để quay sang tìm kiếm sự hậu thuẫn của người Mỹ.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, tình hình tại Trung Đông có nhiều thay đổi, nhiều nước Ả Rập đã giành được độc lập tự do từ tay chủ nghĩa thực dân. Lúc này Mỹ nổi lên như một đế quốc lớn mạnh và đang ra sức mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Trung Đông.
Ngày 10/9/1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Palestine Y.Arafat và Thủ tướng Israel Y.Rabin ký văn kiện công nhận lẫn nhau bằng giải pháp hoà bình.
Ngày 10/9/1993, Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Tổng thống Palestine Y.Arafat và Thủ tướng Israel Y.Rabin ký văn kiện công nhận lẫn nhau bằng giải pháp hoà bình.
Để ngăn chặn được làn sóng chống đế quốc của người Ả Rập tại Trung Đông, nước Mỹ cần có được một công cụ đồng minh đắc lực và đã chọn người Do Thái để hợp tác. Hơn nữa, thời điểm này người Do Thái đang cần tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự. Trước một đế quốc tư bản giàu mạnh như Mỹ, người Do Thái không để mất thời cơ quan trọng. Chính vì thế mà thù hằn giữa người Ả Rập và dân Do Thái lại càng được khắc sâu khi nước Mỹ nhảy vào Trung Đông.

Dưới sự ép buộc của Mỹ, ngày 29/11/1947, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết phân trị vùng lãnh thổ Palestine. Quân đội Anh phải rút khỏi lãnh thổ Palestine trước ngày 1/8/1948.

Tại khu vực Palestine thành lập hai nhà nước độc lập của người Ả Rập và người Do Thái. Ngoài ra, tại Jerusalem còn phải thành lập chính quyền quốc tế do Liên Hiệp Quốc quản lý. Quyết định này của Liên Hiệp Quốc thực chất là tạo điều kiện cho người Do Thái đạt được địa vị hợp pháp. Diện tích đất đai của người Do quản lý là 57 % và của người Ả Rập là 43 % tổng diện tích lãnh thổ toàn Palestine.

10 phút sau khi nhà nước Irael của người Do Thái được tuyên bố thành lập, Bộ ngoại giao Mỹ đã công nhận nền độc lập chủ quyền của Israel. Nhà nước Do Thái biến mất cách đó gần 2.000 đã được phục hồi trở lại, giấc mộng ngàn đời của người Do Thái đã trở thành hiện thực.
Hơn 60 năm qua xung đột giữa các bên vẫn không chấm dứt và gần đây nhất là chiến dịch quân sự tấn công vào dải Gaza của quân đội Israel.
Hơn 60 năm qua xung đột giữa các bên vẫn không chấm dứt và gần đây nhất là chiến dịch quân sự tấn công vào dải Gaza của quân đội Israel.
Trong khi đó, người Ả Rập Palestine chưa thể xây dựng được đất nước, nhiều gia đình họ tộc bị mất hết nhà cửa ruộng vườn và trang trại ngay trên chính quê hương mà tổ tiên của mình đã sinh sống hàng nghìn năm. Liên minh Ả Rập lúc đó bắt đầu ra đời gồm 7 nước thành viên chống lại nghị quyết phân chia Palestine của Liên Hiệp Quốc.

Những nước này tuyên bố “không chấp nhận chung sống với một nước dị giáo trong cộng đồng Ả Rập, chống lại nghị quyết phân chia Palestine, tuân theo lệnh Giáo chủ để chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng”. Sau hai ngày nhà nước Israel của người Do Thái được thành lập, chiến tranh giữa Israel và các nước thế giới Ả Rập bắt đầu nổ ra.

Kể từ đó khu vực Trung Đông trở thành điểm nóng xung đột của thế giới. Hơn 60 năm đã qua đi, những cuộc xung đột liên miên lúc chấm dứt, lúc tiếp tục đã mang đến những tai hoạ lớn cho nhân dân các nước trong khu vực.