Trung Quốc hung hăng biến Biển Đông thành "tâm bão"

25/07/2013 07:30
Hồng Thủy
(GDVN) - Một "cơn bão" đang xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương mà "tâm bão" là Biển Đông khi khu vực này tiềm ẩn những cuộc xung đột gây bất ổn.
Ngày 23/7 Trung Quốc tuyên bố thống nhất các lực lượng Hải giám, Ngư chính, Hải quan, chống buôn lậu...thành lực lượng Cảnh sát biển và có thể được trang bị vũ khí. Động thái gây ra sự quan ngại đặc biệt trong khu vực, nhất là các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Ngày 23/7 Trung Quốc tuyên bố thống nhất các lực lượng Hải giám, Ngư chính, Hải quan, chống buôn lậu...thành lực lượng Cảnh sát biển và có thể được trang bị vũ khí. Động thái gây ra sự quan ngại đặc biệt trong khu vực, nhất là các nước láng giềng có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Sự hung hăng của Trung Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, Mỹ điều chỉnh trục chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương và sự dịch chuyển cơ hội của Nhật Bản có thể dẫn đến xung đột ở Đông Á, Walden Bello, một chuyên gia về chính sách đối ngoại chuyên nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định trên Asia Times Online hôm nay 24/7.
Nhiều nhà quan sát cho rằng tình hình quân sự - chính trị tại châu Á - Thái Bình Dương đang trở nên giống với châu Âu vào cuối thế kỷ 19 với sự xuất hiện một cục diện tương tự của cán cân quyền lực chính trị. Những cân bằng mong manh này cuối cùng đã kết thúc trong đám cháy, đó là Thế chiến thứ Nhất."Tâm bão" tại Biển Đông Một "cơn bão" đang xuất hiện tại Tây Thái Bình Dương mà "tâm bão" là Biển Đông khi khu vực này tiềm ẩn những cuộc xung đột gây bất ổn. Philippines đã nhanh chóng đi tiên phong trong chiến lược của Mỹ để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc, trọng tâm hoạt động điều chỉnh trục chiến lược của Mỹ sang châu Á - Thái Bình Dương. Manila đã đề nghị Mỹ tiếp cận nhiều hơn với các căn cứ quân sự của mình. Chính những động thái gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông đã tạo ra lý do thuận tiện cho sự hiện diện cao độ sức mạnh quân sự Mỹ trong khu vực, đặc biệt là yêu sách (vô lý và phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông với đường 9 đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, đường chữ U.
Ngày 24/7/2012 Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp hòng tham vọng "quản lý" hầu như toàn bộ Biển Đông, ngày "đen tối nhất trong lịch sử", người Philippines nhận định.
Ngày 24/7/2012 Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp hòng tham vọng "quản lý" hầu như toàn bộ Biển Đông, ngày "đen tối nhất trong lịch sử", người Philippines nhận định.
Ngày 24/7 đánh dấu 1 năm ngày Trung Quốc thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp hòng "quản lý" gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, bãi cạn Scarborough của Philippines - PV. Trương Triệu Trung, một viên tướng học giả Trung Quốc còn trắng trợn đưa ra cái gọi là "chiến lược cải bắp" hòng cổ súy giới chức Bắc Kinh tấn công, chiếm đoạt các đảo, bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) hiện do Philippines kiểm soát và cũng tuyên bố chủ quyền. Viên tướng này chủ trương Bắc Kinh cần sự hiện diện của hải quân ngày càng lớn trên Biển Đông hòng chặn đường tiếp tế của Philippines ra các thực thể ở Trường Sa hiện Philippines đang có quân đồn trú (8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô) như những gì Trung Quốc đã làm trong vụ chiếm đoạt phi pháp  bãi cạn Scarborough của Philippines hồi năm ngoái cũng như những gì đang diễn ra tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa trong nửa đầu năm nay. Đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc khiến tranh chấp Biển Đông trở nên bế tắc Công hàm Bắc Kinh đệ trình Liên Hợp Quốc tháng 7/2009 đưa ra cái gọi là bản đồ đường 9 đoạn yêu sách "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh viện dẫn nó như một "cơ sở pháp lý" (?!) cho các động thái hung hăng của nó trên Biển Đông. Trung Quốc đơn phương khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi" với hầu như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và "vùng biển liền kề, vùng nước liên quan"?! Tuy nhiên Trung Quốc không đưa ra được bất cứ lời giải thích nào cho đường lưỡi bò vô lý và phi pháp này, đồng thời tuyên truyền các tài liệu (ngụy tạo) một cách không chính thức rằng toàn bộ Biển Đông là "lãnh thổ Trung Quốc" từ thời cổ đại để cố ngụy biện cho đường lưỡi bò do chính quyền Tưởng Giới Thạch tự vẽ ra năm 1947.
Cái gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc tự vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông. Bản đồ sai trái do Trung Quốc phát hành và không có giá trị pháp lý.
Cái gọi là đường 9 đoạn, đường chữ U hay đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc tự vẽ ra hòng độc chiếm Biển Đông. Bản đồ sai trái do Trung Quốc phát hành và không có giá trị pháp lý.
Đặc biệt, đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông còn tham vọng "gặm" hết vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven Biển Đông gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, Bắc Kinh "chỉ chừa lại" 12 hải lý vùng nội thủy tính từ bờ biển cho các nước này?! Chính yêu sách phi lý và phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông với đường lưỡi bò 9 đoạn cộng với quan điểm chỉ đàm phán tay đôi với từng bên tranh chấp đã đẩy hoạt động tìm kiếm giải pháp hòa bình xử lý tranh chấp Biển Đông vào chỗ bế tắc. Philippines phải thốt lên rằng họ đã kiệt sức sau 17 năm đàm phán ngoại giao, chính trị với Trung Quốc tìm giải pháp hòa bình cho Biển Đông nhưng bất thành. Động cơ tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông xuất phát từ sự quan tâm đến các lợi ích nghề cá và trữ lượng dầu mỏ, khí đốt phong phú ở BIển Đông. Hành vi của nó đã trở nên hung hăng, cứng rắn hơn trong thời gian gần đây. Giới phân tích đưa ra 2 giả thuyết về động cơ tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, một là nó cảm thấy bất an và thiếu tự tin về việc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hai là sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông vừa qua cho thấy một sự tính toán lạnh lùng, sự tự tin đang gia tăng đằng sau sức mạnh của Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng sự hung hăng của Trung Quốc đang đẩy các nước láng giềng về phía Mỹ, thậm chí có nước coi Mỹ là cứu tinh quân sự để cân bằng với Trung Quốc ở Biển Đông. Chính quyền Obama xoay "trục chiến lược" về châu Á - Thái Bình Dương
Sự dịch chuyển trục chiến lược của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương thực tế là sự quay lại của chính quyền Obama với cục diện sức mạnh Mỹ trước thời điểm vụ khủng bố 11/9 mà George W. Bush đã duy trì, trong đó xác định Trung Quốc vừa là "đối tác chiến lược" vừa là " đối thủ cạnh tranh chiến lược".
Nhiều nhà phân tích xem việc "xoay" trục chiến lược của Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương là một mồi nhử phục vụ như một vỏ bọc cho cuộc rút lui, hạn chế sự can thiệp tai hại của Mỹ ở Trung Đông và Tây Nam Á khi hai khu vực này đang ngày càng rơi khỏi tầm kiểm soát của Mỹ.
Mỹ, Philippines tập trận chung ở Biển Đông.
Mỹ, Philippines tập trận chung ở Biển Đông.
Để chắc chắn Tây Thái Bình Dương là địa bàn, là cái "hồ" của nước Mỹ, sau Thế chiến thứ 2 Mỹ duy trì lực lượng đồn trú xuyên quốc gia trên 7 nước, vùng lãnh thổ ở Tây Thái Bình Dương và Úc. Gần đây, Mỹ tiếp tục triển khai thủy quân lục chiến từ đảo Okinawa Nhật Bản đến đảo Guam và Úc. Ở Biển Đông, lực lượng đặc biệt của Mỹ tiếp tục tham gia các chiến dịch giúp Philippines đối phó với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở miền Nam trong khi tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ với các đơn vị quân đội Philippines gần Trường Sa và bãi cạn Scarborough. Nhân mối uy hiếp từ Trung Quốc gia tăng, Nhật Bản thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp, nâng cao năng lực phòng thủ. Một nguồn gốc khác của sự bất ổn ở Đông Á được Walden Bello nhận định là sự tích cực của Nội các Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong việc "lợi dụng" sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông để vận động bãi bỏ điều 9 Hiến pháp, cho phép Nhật Bản xây dựng 1 quân đội thực sự. Mục đích của Nhật Bản là có một chính sách ngoại giao và quân sự độc lập hơn từ Mỹ vốn quản lý vấn đề an ninh bên ngoài của Tokyo sau khi Nhật thất bại trong Thế chiến thứ 2, tuy nhiên động thái này của Tokyo khiến một số nước láng giềng lo ngại Nhật Bản sẽ "thừa cơ phát triển vũ khí hạt nhân".

Hồng Thủy