Hiện ngành thuế chưa thể đưa ra những đánh giá hay nhận định nào cụ thể.
Ngày 9/5, Hiệp hội Nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) đã đăng tải lên mạng Internet một phần bộ dữ liệu mật trong vụ rò rỉ được gọi là "Hồ sơ Panama", bao gồm thông tin liên quan tới hơn 200.000 thực thể tại nước ngoài do Công ty Luật Mossack Fonseca tại Panama thành lập và điều hành.
Dữ liệu Hồ sơ Panama vừa được công bố có đề cập tới 189 tổ chức, cá nhân liên quan tại Việt Nam.
Trước thông tin này, ông Nguyễn Đại Trí cho biết, hồ sơ vừa được công bố chỉ là những thông tin ban đầu, cần có xác minh rõ ràng. Hiện ngành thuế chưa thể đưa ra những đánh giá hay nhận định nào cụ thể.
“Đây là vấn đề không chỉ riêng của ngành thuế mà cần sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan, thậm chí cả cơ quan quốc tế”, ông Nguyễn Đại Trí nói.
Hồ sơ Panama trở thành tâm điểm của dư luận sau vụ rò rỉ 11,5 triệu tài liệu mật của Công ty Luật Mossack Fonseca ở nước này.
Theo điều tra ban đầu của ICIJ, Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế", qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, trong đó có 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, một số ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
Số tài liệu này ghi lại hoạt động hằng ngày của Công ty Luật Mossack Fonseca trong suốt 40 năm (tính từ năm 1975).
Điều tra nghĩa vụ thuế 189 cá nhân có tên trong Hồ sơ Panama Trước thông tin 189 cá nhân Việt Nam có tên trong tài liệu vụ “Hồ sơ Panama” vừa được công bố, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo thành lập tiểu ban kiểm tra. Theo đại diện Tổng cục Thuế, tổ điều tra sẽ bao gồm nhiều cơ quan như Vụ thanh tra, Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan khác. Trên cơ sở kiểm tra dữ liệu nộp thuế cũng như đối chiếu với các quy định của Việt Nam, ngành thuế sẽ xác định cá nhân, tổ chức có dấu hiệu trốn thuế hay chỉ là lách luật, né thuế... và tìm hiểu động cơ của các cá nhân, tổ chức này. |