Chuyên gia Trung Quốc: Cần duy trì “hiện trạng mới” ở Senkaku

21/06/2013 08:01
Đông Bình
(GDVN) - Đây tiếp tục là một thách thức của Nhật Bản trong "cuộc chiến tiêu hao" lâu dài với Trung Quốc ở vùng biển đảo Senkaku.
Tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật sẽ còn kéo dài
Tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật sẽ còn kéo dài

Chiến tranh không có lợi cho ai

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 20 tháng 6 có bài viết dẫn quan điểm của các học giả Nhật Bản cho rằng, Trung-Nhật cần không ngừng tiến hành trao đổi và giao lưu trong vấn đề đảo Senkaku. Trung-Nhật cần hiểu rõ phương pháp của đối phương để thảo luận về vấn đề đảo Senkaku, thảo luận cách thức ứng xử với vấn đề này, không nên gấp gáp đi giải quyết.

Theo bài báo, tránh chiến tranh là một vấn đề lớn nhất, một khi chiến tranh xảy ra, Trung Quốc và Nhật Bản đều bị thiệt hại, đều không có lợi ích gì.

Hơn nữa, một khi Trung-Nhật xảy ra chiến tranh, Mỹ chắc chắn sẽ tham chiến, nhưng Mỹ cũng không chắc đã muốn đánh nhau với Trung Quốc. Nhật Bản cũng không muốn đánh nhau với Trung Quốc.

Nguồn tin từ Nhật Bản còn cho biết, giữa các cơ quan Chính phủ Nhật Bản như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản không có sự trao đổi thông suốt. Nhưng, hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang dần dần điều chỉnh.

Cố vấn văn phòng nội các Nhật Bản thăm Trung Quốc

Theo hãng Kyodo, tại cuộc họp báo ngày 20 tháng 6, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, ông Yoshihide Suga tiết lộ, Cố văn văn phòng nội các Nhật Bản Shotaro Yachi đã thăm Trung Quốc trong tuần này.

Shotaro Yachi, Cố vấn văn phòng nội các Nhật Bản
Shotaro Yachi, Cố vấn văn phòng nội các Nhật Bản

Bài báo dẫn lời ông Shotaro Yachi cho rằng: “Hai nước Nhật Bản và Trung Quốc có trách nhiệm đối với hòa bình và an ninh khu vực. Chúng tôi luôn cân nhắc các khả năng”. Ông Suga hoàn toàn không tiết lộ chi tiết cụ thể chuyến thăm Trung Quốc của ông Shotaro Yachi, nhưng cho biết, trong tương lai có thể sẽ lắng nghe báo cáo của ông Shotaro Yachi.

Theo hãng Kyodo, có quan điểm cho rằng, Shotaro Yachi có thể đã tiến hành bàn bạc với các quan chức của Trung Quốc về việc làm thế nào để cải thiện quan hệ Nhật-Trung vốn đã lạnh lẽo do vấn đề đảo Senkaku.

“Cần duy trì hiện trạng”

Ngày 19 tháng 6, hãng Kyodo Nhật Bản cho biết, phóng viên của họ đã tiến hành phỏng vấn Lý Vi, Trưởng phòng nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, cần duy trì “hiện trạng mới” các bên điều tàu công vụ đến “lãnh hải”, lấy đó để gác lại vấn đề này.

Lý Vi cho rằng, căn bản trong chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong tương lai và mấu chốt của việc cải thiện quan hệ Trung-Nhật “đều ở Nhật Bản”. “Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ thông qua bầu cử Thượng viện củng cố nền tảng chính quyền, phải xem khi đó Thủ tướng Abe có thể có dũng khí chuyển hướng khôi phục quan hệ Trung-Nhật hay không”.

“Chỉ cần ông Abe không thăm đền Yasukuni, nội các Abe có thái độ và hành động thực tế cải thiện quan hệ Trung-Nhật, Trung Quốc sẽ có phản hồi”.

Lý Vi, Trưởng phòng nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc
Lý Vi, Trưởng phòng nghiên cứu Nhật Bản, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc

Về khả năng tổ chức hội đàm cấp cao Trung-Nhật, bà Lý Vi cho rằng: “Điều này cần phải tiếp tục làm rõ sự định vị và tính phương hướng của quan hệ Trung-Nhật. Cũng cần phải tiến hành thảo luận nghiêm túc về nhận thức lịch sử.

Tôi không phủ định quan hệ chiến lược, cùng có lợi (Trung-Nhật đạt được khi Abe làm Thủ tướng lần thứ nhất), nhưng hai nước hoàn toàn không phải là quan hệ cấp độ thấp – chỉ trao đổi lợi ích”.

Về phương pháp giải quyết vấn đề đảo Senkaku, Lý Vi cho rằng: “Trung Quốc tăng điều tàu công vụ tới khu vực xung quanh đảo Senkaku là biện pháp đáp trả đối với việc Chính phủ Nhật Bản tiến hành quốc hữu hóa đảo Senkaku, không thể đơn phương rút đi.

Hai nước Trung-Nhật hiện đều điều tàu công vụ vào khu vực 12 hải lý. Cần đưa ra quy tắc không nổ súng trước, duy trì khoảng cách, tránh xung đột, duy trì ‘cân bằng động thái’. Làm như vậy sẽ hình thành lý thuyết ‘gác lại’ mới”.

Về việc xây dựng cơ chế quản lý khủng hoảng và ngăn chặn sự cố bất ngờ, Lý Vi cho rằng: “Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhiều lần cho rằng ‘không tồn tại tranh chấp lãnh thổ’. Trong bầu không khí đó, hai bên khó mà thảo luận vấn đề này”.

Cuối cùng, về khả năng ông Shinzo Abe thăm đền Yasukuni trong tương lai, Lý Vi nhấn mạnh: “Nếu thăm đền sẽ tác động nghiêm trọng đến quan hệ hai nước. Đền Yasukuni thờ tội phạm loại A. Thăm đền là vấn đề về thái độ và đạo đức liên quan đến chiến tranh trước đây”.

Tàu Hải giám Trung Quốc đến vùng biển đảo Senkaku
Tàu Hải giám Trung Quốc đến vùng biển đảo Senkaku

Đông Bình