Kế hoạch phát triển không quân 3 bước của Indonesia

23/05/2011 22:31
(GDVN) – Tại triển lãm IndoDefense, trung tướng Không quân Indonesia Asrena đã thẳng thắn trao đổi với báo giới về kế hoạch 3 bước phát triển lực lượng KQ.

(GDVN) – Tại triển lãm IndoDefense, trung tướng Không quân Indonesia Asrena đã thẳng thắn trao đổi với báo giới về kế hoạch 3 bước phát triển lực lượng Không quân quốc gia.

Theo đó, kế hoạch này sẽ kéo dài trong 15 năm và được chia đều ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ kéo dài trong 5 năm và có các mục tiêu cụ thể: 2010-2014; 2015-2019 và 2020-2024.
 

Không quân Indonesia
Không quân Indonesia

Trong giai đoạn đầu, nhiệm vụ chủ yếu và trọng tâm của Không quân Indonesia từ nay đến năm 2014 là tập trung vào việc huấn luyện và sử dụng thành thạo các loại máy bay tác chiến đang có trong biên chế.

Máy bay tiêm kích F-5 dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong biên chế tác chiến cho tới năm 2018, sau đó sẽ bổ sung các loại máy bay tiêm kích mới để thay thế nó khi hết hạn sử dụng chứ không gia hạn.

Theo trung tướng Asrena, hiện nay đang có một vài quốc gia cạnh tranh làm nhà cung cấp chính dòng máy bay tiêm kích cho Không quân Indonesia sau năm 2018, trong đó có các ứng cử viên chính như: Trung Quốc (JF-17), Thụy Điển (Saab JAS-39) và Nga (Su-35).
 

Máy bay tiêm kích F-5
Máy bay tiêm kích F-5

Ngoài trung tướng Asrena, tại buổi triển lãm vũ khí IndoDefense, Nguyên soái Eris Haryanto còn tuyên bố, trong thời gian tới, Không quân Indonesia sẽ nhập khoảng 6-8 chiếc máy bay tiêm kích loại Su, song ông lại không chỉ rõ thời điểm mua cụ thể cũng như biến thể nào của dòng Su.

Theo nguồn tin giấu tên từ lực lượng Không quân quốc gia Indonesia, trong năm 2009 Indonesia đã tiếp nhận 3 chiếc máy bay tiêm kích Su-30MK2 và 3 chiếc máy bay tiêm kích Su-27CKM mới nhất vào tháng 9/2010 theo thỏa thuận chung đã được hai nước ký kết trước đó.

Vào năm 2003, Indonesia đã ký hợp đồng mua 2 máy bay tiêm kích Su-27CK và 2 chiếc Su-30MKK của Nga (thực tế, những chiếc máy bay bay cũng được xuất khẩu sang Trung Quốc).
 

SU30-MK2
SU30-MK2

Khác với dòng máy bay tiêm kích Su-27CK mà trước đó Indonesia đã nhận, Su-27CKM được thiết kế thêm thanh tiếp nhiên liệu và hệ thống định vị radar làm việc ở nhiều chế độ khác nhau.

Trên thực tế hoạt động, Su-27CKM đã chứng tỏ được khả năng và hiệu quả tác chiến vượt trội so với Su-27CK. Nó có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất của đối phương.

Không quân Indonesia cũng đã mua tên lửa X-29T mang hệ thống dẫn đường hiện đại để sử dụng chủ yếu trên máy bay tiêm kích Su-27CKM. Tuy nhiên, đến nay, loại tên lửa này vẫn chưa một lần được thử nghiệm.

Trong số 10 máy bay tiêm kích dòng Su hiện đang có trong biên chế của Không quân Indonesia hiện nay có khoảng 8 chiếc có khả năng tiếp nhiên liệu từ trên không.
 

Trực thăng Mi35
Trực thăng Mi35 do Nga sản xuất

Indonesia sẽ không mua máy bay tiếp dầu từ trên không chuyên dụng Yl-78 của Nga bởi vì hiện nay Indonesia vẫn đang sở hữu phiên bản máy bay tiếp dầu trên không cải tiến KC-130 có khả năng tiếp nhiên liệu cho cả máy bay tiêm kích dòng Su.

Không quân Indonesia đã tập huấn luyện tiếp dầu trên không cho hai chiếc máy bay tiêm kích Su-30MKK từ máy bay tiếp dầu chuyên dụng trên không KC-130 phiên bản cải tiến và nâng cấp.

Theo nguồn tin từ Không quân Indonesia, kế hoạch nâng cấp 2 chiếc máy bay tiêm kích Su-27CK đến chuẩn Su-27CKM vẫn chưa được xem xét. Là máy bay huấn luyện tác chiến, Su-27CK hoàn toàn đáp ứng mọi yêu cầu của Không quân mặc dù sau mỗi đợt huấn luyện, Su-27 đều phải tiến hành sửa chữa lại.

Ở giai đoạn tiếp theo của kế hoạch 3 bước phát triển lực lượng Không quân quốc gia, Indonesia sẽ tập trung vào việc mua máy bay tiêm kích 2 động cơ, trong đó sản phẩm của Tập đoàn Sukhoi của Nga là sáng giá nhất.
 

Tên lửa tấn công X-29T gắn trên chiến đấu cơ Su của Không quân Indonesia
Tên lửa tấn công X-29T gắn trên chiến đấu cơ Su của Không quân Indonesia

Được biết, hợp đồng mua máy bay tiêm kích dòng Su từ năm 2003 chỉ có máy bay chứ không kèm theo vũ khí, trang bị. Tuy nhiên, ở lô máy bay bàn giao thứ hai đã có kèm theo cả vũ khí, trang bị.

Máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Indonesia chỉ có tên lửa không đối không tầm thấp và tên lửa X-29T, tên lửa X-59T không hề thấy đề cập đến và cũng chưa có thông tin nào đề cập tới loại vũ khí này trên Su-30MK2.

Ở tât cả các bức ảnh chụp được về máy bay Su-27CKM và Su-30MKK/MK2 chỉ thấy có mỗi Su-27CKM là có giá treo bom không điều khiển, các vũ khí khác không thấy có.

Mặc dù không rõ số lượng đầy đủ các máy bay tiêm kích chiến đấu trong biên chế của Không quân Indonesia hiện nay, chỉ biết chúng được biên chế trong phi đội số 11.

Không chỉ quan tâm tới máy bay tiêm kích, Indonesia còn là một trong những nhà đặt hàng máy bay trực thăng tấn công hiện đại của Nga Mi-35P. Hiện, Indonesia đã nhận được 3 chiếc trực thăng loại này.

Bên cạnh việc mua mới, Indonesia cũng đang xem xét và tính đến khả năng tự nghiên cứu và chế tạo máy bay trực thăng tấn công cho riêng mình.

Một trong số các mô hình máy bay trực thăng tấn công tự chế của Indonesia đã được đưa ra giới thiệu tại triển lãm IndoDefense. Tuy nhiên, đây mới chỉ dừng lại ở mô hình chứ trên thực tế vẫn chưa có biến thể nào được chế tạo.

{iarelatednews articleid='2963,2874,2878,2839,2764,2758'}

Hữu Kỷ - Nhật Minh (theo Vpk)