Mỹ rất khó nhanh chóng mở rộng hạm đội tàu sân bay, 5 năm mua 1 chiếc

25/08/2015 07:06
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Tàu sân bay USS Gerald R. Ford cũng phải trì hoãn kế hoạch đưa vào hoạt động, có khả năng Hải quân Mỹ không có đủ tàu sân bay để hiện diện ở các khu vực.

Mỹ rất khó nhanh chóng mở rộng hạm đội tàu sân bay, 5 năm mua 1 chiếc

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 24 tháng 8 dẫn trang mạng nguyệt san "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 22 tháng 8 đã đăng bài viết "Mỹ có thể chế tạo nhanh nhiều tàu sân bay hơn như thế nào?" của tác giả James Hasik.

Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79
Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79

Theo bài báo, Công ty đóng tàu Newport News Mỹ ngày 22 tháng 8 đã tổ chức buổi lễ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy. Đây là tàu sân bay lớp Gerald Ford thứ hai. Thống đốc bang Ohio John Kasich đang tranh cử Tổng thống, ông hy vọng có nhiều tàu sân bay hơn.

Giống như ông nhấn mạnh ở một diễn đàn gần đây của Đảng Cộng hòa tại bang South Carolina, cơ bản còn muốn chế tạo 5 siêu tàu sân bay, chế tạo 5 chiếc trong một khoảng thời gian.

Điều ông không nói rõ là, khoảng thời gian này là bao lâu. Thu hẹp hạm đội tàu sân bay là chủ đề của hầu hết các cuộc thảo luận loại này trong thời gian gần đây, nhưng Mỹ cũng đang cân nhắc khả năng mở rộng hạm đội tàu sân bay.

Tiếp tục chế tạo một lô tàu sân bay lớp Ford sẽ cần vài chục năm, nhưng hải quân có thể sở hữu nhanh hơn một số tàu sân bay cỡ nhỏ.

Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79
Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79

Nhìn lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, từ năm 1968 đến năm 2009, nhà máy đóng tàu Newport News đã chế tạo 10 tàu sân bay lớp Nimitz và biên chế cho Hải quân Mỹ, tốc độ là cứ 4 năm chế tạo 1 chiếc. Hiện nay, Hải quân Mỹ cứ 5 năm mua 1 chiếc tàu sân bay.

Hầu như tất cả mọi người của nhà máy đóng tàu Newport News - công ty Huntington Ingalls có thể đều cảm thấy vui mừng đối với việc khôi phục tốc độ chế tạo tương đối nhanh, nhưng cứ 20 năm có thêm 1 chiếc.

Với tốc độ này, Hải quân Mỹ sẽ tăng từ 10 tàu sân bay lên 15 tàu sân bay trong thời gian 1 thế kỷ, sở hữu tàu lớp Ford hoặc phiên bản tiếp theo của nó. Thống đốc Kasick cơ bản không nghĩ như vậy.

Để tiếp tục nói rõ tính chất khó khăn từ đề nghị của Kasick, xem xét tăng tốc độ chế tạo siêu tàu sân bay hiện nay lên gấp đôi. Bất kể là trao toàn quyền công tác chế tạo cho một công ty khác hay ủy thác cho công ty hiện nay, nhưng trao độc quyền lớn hơn, thì đều là một quyết định chiến lược quan trọng.

Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79
Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79

Nhưng, nói đến tăng tốc chế tạo, lựa chọn một nhà máy đóng tàu khác sẽ khả thi? Tất cả tàu sân bay lớp Nimitz và 2 tàu sân bay lớp Ford đều là sản phẩm của nhà máy đóng tàu Newport News.

Hải quân Mỹ sau năm 1961 đã không mua được siêu tàu sân bay từ nhà máy đóng tàu khác ngoài nhà máy đóng tàu Newport News. Nhà máy đóng tàu khác của Mỹ cũng có thể chế tạo tàu cỡ lớn, nhưng không phải lớn như vậy.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ trì hoãn biên chế ít nhất nửa năm

Tờ tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 12 tháng 8 cho hay, siêu tàu sân bay mới USS Gerald R. Ford sẽ tiếp tục được thử nghiệm, cho nên rất có thể sẽ trì hoãn thời gian đưa vào hoạt động.

Các chuyên gia cho rằng, trì hoãn biên chế sẽ gây khó khăn cho sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở nước ngoài.

Cựu sĩ quan hải quân Mỹ tại Lễ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy vào ngày 22 tháng 8 năm 2015
Cựu sĩ quan hải quân Mỹ tại Lễ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy vào ngày 22 tháng 8 năm 2015

Được biết, nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc đã lệnh cho hải quân tiến hành thử nghiệm chống rung chấn đối với tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Khi thử nghiệm, sẽ cho nổ ở lân cận tàu sân bay để kiểm tra độ tin cậy thiết kế của nó.

Theo một bài viết trên tờ "Thời báo Hải quân" Mỹ, nhà lãnh đạo hải quân cho biết, những thử nghiệm này sẽ làm cho thời gian triển khai lần đầu tiên của tàu sân bay USS Gerald R. Ford ít nhất bị trì hoãn nửa năm.

Điều này buộc Hải quân Mỹ phải dựa vào vận hành 10 tàu sân bay trong thời gian dài hơn, buộc các quan chức áp dụng các biện pháp không được hoan nghênh như kéo dài thời gian triển khai hoặc tạm thời giảm hiện diện lực lượng tàu sân bay ở nước ngoài.

Đây chỉ là trở ngại mới nhất trong quá trình thực hiện kế hoạch triển khai mới, kế hoạch này cam kết sắp xếp thời gian có tính dự báo cho các thủy thủ, nhưng lại tiếp tục gặp trở ngại.

Cháu trai Tổng thống John F. Kennedy tại Lễ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79 ngày 22 tháng 8 năm 2015
Cháu trai Tổng thống John F. Kennedy tại Lễ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79 ngày 22 tháng 8 năm 2015

Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Jonathan Greenert cho biết, Hải quân Mỹ đang nỗ lực quay trở lại triển khai thời gian dài 7 tháng, cho biết, việc triển khai lặp lại 9 - 10 tháng là điều không thể tiếp tục.

Tuy nhiên, sĩ quan chỉ huy nghỉ hưu, nhà phân tích Brian Clark của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách cho rằng, trong tình hình chỉ có 10 tàu sân bay và cần có 1 tàu sân bay lâu dài ở Thái Bình Dương, 1 chiếc ở Trung Đông, Hải quân Mỹ không còn không gian phạm sai lầm.

Brian Clark cho rằng, Hải quân Mỹ không thể cân nhắc bất cứ triển khai tàu sân bay bổ sung nào, chẳng hạn thực hiện nhiệm vụ ở khu vực nào đó trong thời gian 3 tháng, cũng không thể có sự chậm trễ trong việc bảo trì ở nhà máy đóng tàu.

Sau 1 ngày thông tin thử nghiệm chống rung chấn được tiết lộ, người phát ngôn Hải quân Mỹ, thượng úy Tim Hawkins không thể giải thích tỉ mỉ hậu quả đối với hải quân của việc trì hoãn biên chế, nhưng ông cho biết, hải quân sẽ nỗ lực xây dựng kế hoạch triển khai trước.

Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79
Ngày 22 tháng 8 năm 2015, Mỹ khởi công chế tạo tàu sân bay USS John F. Kennedy CVN 79

Tim Hawkins cho biết: "Khi quyết định này được đưa ra, chúng tôi biết rõ ảnh hưởng của nó, chúng tôi đã làm tốt chuẩn bị tìm cách ứng phó. Hiện nay, dự đoán nó ảnh hưởng thế nào đối với toàn bộ hải quân còn quá sớm, nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực thực hiện 'kế hoạch tối ưu hóa tốc độ phản ứng của hạm đội', đồng thời sắp xếp triển khai định kỳ dài 7 tháng".

Chỉ huy tàu khu trục nghỉ hưu, người phụ trách Tập đoàn Ferrybridge là Brian McGrath cũng có đồng quan điểm. Ông nói, chỉ cần tàu sân bay chỉ có 10 chiếc thì không gian lựa chọn khi hoàn thành nhu cầu lâu dài của hải quân sẽ rất nhỏ.

Theo Brian McGrath, ở Trung Đông, trong thời gian đối phó với các phần tử cực đoan "Nhà nước Hồi giáo" (IS) có thể sắp xuất hiện thiếu thốn tàu sân bay. Tờ tuần san "Thời báo Hải quân" tháng 6 cho biết, Hải quân Mỹ có kế hoạch rút tàu sân bay khỏi Bộ Tư lệnh Trung tâm vào mùa thu năm nay.

Ông cho biết: "Tàu sân bay USS Gerald R. Ford càng chậm gia nhập hạm đội, chúng ta càng có thể xuất hiện thiếu lực lượng tàu sân bay hoặc phải triển khai dài hơn".

Hình ảnh Tổng thống Mỹ John F. Kennedy
Hình ảnh Tổng thống Mỹ John F. Kennedy

Brian McGrath cho biết, trong bất cứ thời điểm nào đều cần có 2 tàu sân bay được triển khai, 2 tàu sân bay hoặc trên đường trở về hoặc vừa quay trở về, 2 chiếc sắp triển khai, 2 chiếc được kiểm tra, 2 chiếc ở trong giai đoạn bảo trì định kỳ, còn có 1 chiếc được đại tu và tiếp tế nhiên liệu trong thời gian 4 năm.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford vốn có kế hoạch bàn giao vào tháng 3 năm 2016, kế hoạch ban đầu là triển khai vào năm 2019.

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)