Đứng giá ở mức cao
Dù giá bia, nước ngọt hiện đang có dấu hiệu tạm thời chững lại, không mỗi ngày một giá như tuần trước nhưng giá vẫn đứng ở mức cao và mỗi nơi bán một giá, chênh nhau từ 5.000 - 20.000đ/thùng. Theo anh Bảo, chủ một cửa hàng phân phối bia, nước giải khát ở Q.8 (TP.HCM), giá bia tăng chủ yếu do các đại lý găm hàng Tết.
Theo chủ cửa hàng bia, nước ngọt trên đường Hoàng Phan Thái (H.Bình Chánh, TP.HCM), dù sức mua bia chưa có dấu hiệu tăng, nhưng giá đã được đại lý thông báo tăng trên dưới 10.000đ/thùng nên giá bán lẻ cũng tăng theo. Trong đó, bia 333 và bia Sài Gòn tăng khá cao, hơn 10.000đ/thùng. Hiện, cửa hàng này bán bia Heineken 395.000 - 400.000đ/thùng. Với mức giá này, cửa hàng lời từ 9.000 - 14.000đ/thùng. Bia Tiger và bia Sài Gòn đồng giá 290.000đ/thùng, lời khoảng 10.000đ mỗi thùng. Tại nhiều cửa hàng ở Q.Phú Nhuận, Gò Vấp (TP.HCM), trong ngày 15/12, giá bia Heineken từ 375.000 - 380.000đ/thùng, Tiger thường 290.000 - 295.000đ/thùng, Tiger xuân 295.000 - 300.000đ/thùng, bia 333 từ 205.000 - 210.000đ/thùng; Sapporo 375.000 - 380.000đ/thùng.
Ông Nguyễn Thành Đạt - đại diện Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) cho biết, VBL chỉ tăng giá 7.000đ/thùng (khoảng 3%) đối với bia Tiger, từ 270.000đ/thùng lên 277.000đ/thùng; giá bia Heineken không tăng, vẫn 352.000đ/thùng. Đó là giá phân phối cho hệ thống 41 đại lý cấp 1. Riêng giá bán qua các cấp đại lý và đến tay người tiêu dùng (NTD) thì công ty không thể kiểm soát được. Với sản lượng phục vụ thị trường Tết tăng 20% so với năm ngoái, công ty vẫn đang cung ứng đủ cho các nhà phân phối theo số lượng đặt hàng từng tháng (không cung ứng hết một lần) thì không thể có chuyện thiếu hàng.
Tại Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) và hệ thống các siêu thị CoopMart, Big C, Maximark, Citimart, Giant, Sài Gòn, Hà Nội… giá bia Heineken vẫn từ 362.000 - 372.000đ/thùng, Tiger từ 273.400 - 292.000đ/thùng, 333 dao động từ 198.900 - 213.300đ/thùng. Đại diện Satra (nhà phân phối), khẳng định: “Giá bán lẻ bia hiện không tăng so với trước, chỉ tăng đúng theo mức tăng nhà máy đưa ra, đảm bảo đủ lượng hàng cung ứng cho NTD”. Tuy nhiên, NTD chỉ được mua hạn mức mỗi người hai thùng để tránh tình trạng gom hàng đầu cơ.
Tương tự, giá bán lẻ nước ngọt Coca, Pepsi cũng dao động lần lượt 170.000 - 180.000đ/thùng và 157.000 - 170.000đ/thùng dù các đơn vị sản xuất nước giải khát chưa có thông báo nào về việc điều chỉnh giá.
Vấn đề là các nhà sản xuất cần công khai giá gốc bán ra với NTD để các đại lý, cửa hàng không thể tăng giá vô tội vạ làm biến động thị trường. Hơn nữa, phải chăng phương thức phân phối hàng theo từng tháng và hiện tượng chậm trễ trong giao hàng cũng đã góp phần tạo ra tình trạng “khan hàng ảo, làm giá”?
Bia ngoại: Coi chừng hàng cận đát
Ở phân khúc bia nhập khẩu, dường như không có một mức giá thống nhất nào, giá tại một số đầu mối phân phối có loại chênh lệch tới gần một triệu đồng/thùng bia. Theo lời một chủ đại lý bia rượu chuyên cung cấp cho các nhà hàng tại khu vực quận 1, 3…, thường vào dịp cận Tết, bia rượu nhập (chủ yếu nhập lậu từ Campuchia về theo ngả Tây Ninh) tập kết về khu vực ga Sài Gòn, bán với mức giá thấp hơn giá của các đơn vị nhập khẩu chính thức. Người không có kinh nghiệm rất khó phân biệt hàng thật hàng giả, chưa kể hạn sử dụng cũng rất nhập nhèm, giá bán cũng thượng vàng hạ cám.
Tại cửa hàng rượu, bia D.N. trên đường Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM, bia Heineken Pháp, Hà Lan có giá 400.000 đồng/thùng (20 chai) hoặc 480.000đ/thùng (24 chai thủy tinh). Tại một cửa hàng khác trên đường này, chủ cửa hàng còn giới thiệu loại bia Heineken chai nhôm của Hà Lan bán với giá hơn 1,4 triệu đồng/thùng (24 chai) và Heineken chai nhôm nhập từ Pháp dạng nắp vặn giá 1,1 triệu đồng/thùng. Kiểm tra đát của các mẫu bia nhập ngoại này thì hầu hết chỉ đến tháng 4/2014. Chủ hàng giải thích, do giá cao nên ngày thường khó tiêu thụ, chỉ dịp Tết nhu cầu mua làm quà biếu, tặng tăng, cửa hàng mới bán được sản phẩm này nên để lâu bị…cận đát.
Sẽ kiểm soát chặt giá
Bà Lê Ngọc Đào - PGĐ Sở Công thương TP.HCM cho biết, dù bia, rượu, nước giải khát không thuộc nhóm hàng bình ổn thị trường nhưng là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết nên cũng được kiểm soát chặt chẽ để ổn định thị trường. “Theo đăng ký của Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và VBL thì sản lượng hàng cung ứng Tết năm nay tăng từ 20% trở lên so với năm ngoái, giá cả ổn định. Báo cáo của các đơn vị sản xuất cho thấy số lượng hàng các nhà phân phối đặt chưa vượt mức sản lượng dự kiến tăng nên không thể có tình trạng thiếu hàng”, bà Đào nói.
Bà Đào cho rằng, giá nhà máy không tăng mà đại lý, nhà phân phối bán giá chênh lệch quá nhiều thì lực lượng thuế phải làm việc lại để có mức truy thu thuế hợp lý, làm rõ có tình trạng đầu cơ tăng giá hay không và xử lý tới nơi, tới chốn. Nếu đại lý nói do giá mua vào tăng thì phải làm rõ mua ở đâu, phải truy tận gốc. Khâu nào tăng giá bất hợp lý, khâu đó phải chịu trách nhiệm. Quyết tâm là vậy, nhưng liệu cơ quan thuế có đối chiếu được giá bán qua các cấp đại lý để truy thu thuế?
Ông Phạm Quí Cường - Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho rằng, để cùng bình ổn thị trường, nhà sản xuất phải báo cáo sản lượng cung ứng bằng con số tuyệt đối theo đơn vị lít chứ không nói chung chung sản lượng tăng theo phần trăm và phải báo cáo rõ nguyên nhân tăng giá sản phẩm. Ngoài ra, để đảm bảo thương hiệu, cần phải yêu cầu đại lý cam kết giá bán ra như thế nào cho hợp lý.
Dù giá bia, nước ngọt hiện đang có dấu hiệu tạm thời chững lại, không mỗi ngày một giá như tuần trước nhưng giá vẫn đứng ở mức cao và mỗi nơi bán một giá, chênh nhau từ 5.000 - 20.000đ/thùng. Theo anh Bảo, chủ một cửa hàng phân phối bia, nước giải khát ở Q.8 (TP.HCM), giá bia tăng chủ yếu do các đại lý găm hàng Tết.
Theo chủ cửa hàng bia, nước ngọt trên đường Hoàng Phan Thái (H.Bình Chánh, TP.HCM), dù sức mua bia chưa có dấu hiệu tăng, nhưng giá đã được đại lý thông báo tăng trên dưới 10.000đ/thùng nên giá bán lẻ cũng tăng theo. Trong đó, bia 333 và bia Sài Gòn tăng khá cao, hơn 10.000đ/thùng. Hiện, cửa hàng này bán bia Heineken 395.000 - 400.000đ/thùng. Với mức giá này, cửa hàng lời từ 9.000 - 14.000đ/thùng. Bia Tiger và bia Sài Gòn đồng giá 290.000đ/thùng, lời khoảng 10.000đ mỗi thùng. Tại nhiều cửa hàng ở Q.Phú Nhuận, Gò Vấp (TP.HCM), trong ngày 15/12, giá bia Heineken từ 375.000 - 380.000đ/thùng, Tiger thường 290.000 - 295.000đ/thùng, Tiger xuân 295.000 - 300.000đ/thùng, bia 333 từ 205.000 - 210.000đ/thùng; Sapporo 375.000 - 380.000đ/thùng.
Ông Nguyễn Thành Đạt - đại diện Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (VBL) cho biết, VBL chỉ tăng giá 7.000đ/thùng (khoảng 3%) đối với bia Tiger, từ 270.000đ/thùng lên 277.000đ/thùng; giá bia Heineken không tăng, vẫn 352.000đ/thùng. Đó là giá phân phối cho hệ thống 41 đại lý cấp 1. Riêng giá bán qua các cấp đại lý và đến tay người tiêu dùng (NTD) thì công ty không thể kiểm soát được. Với sản lượng phục vụ thị trường Tết tăng 20% so với năm ngoái, công ty vẫn đang cung ứng đủ cho các nhà phân phối theo số lượng đặt hàng từng tháng (không cung ứng hết một lần) thì không thể có chuyện thiếu hàng.
Cần có sự kiểm soát chặt chẽ về giá cả đối với mặt hàng bia, nước giải khát để ổn định thị trường dịp Tết. |
Tại Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra) và hệ thống các siêu thị CoopMart, Big C, Maximark, Citimart, Giant, Sài Gòn, Hà Nội… giá bia Heineken vẫn từ 362.000 - 372.000đ/thùng, Tiger từ 273.400 - 292.000đ/thùng, 333 dao động từ 198.900 - 213.300đ/thùng. Đại diện Satra (nhà phân phối), khẳng định: “Giá bán lẻ bia hiện không tăng so với trước, chỉ tăng đúng theo mức tăng nhà máy đưa ra, đảm bảo đủ lượng hàng cung ứng cho NTD”. Tuy nhiên, NTD chỉ được mua hạn mức mỗi người hai thùng để tránh tình trạng gom hàng đầu cơ.
Tương tự, giá bán lẻ nước ngọt Coca, Pepsi cũng dao động lần lượt 170.000 - 180.000đ/thùng và 157.000 - 170.000đ/thùng dù các đơn vị sản xuất nước giải khát chưa có thông báo nào về việc điều chỉnh giá.
Vấn đề là các nhà sản xuất cần công khai giá gốc bán ra với NTD để các đại lý, cửa hàng không thể tăng giá vô tội vạ làm biến động thị trường. Hơn nữa, phải chăng phương thức phân phối hàng theo từng tháng và hiện tượng chậm trễ trong giao hàng cũng đã góp phần tạo ra tình trạng “khan hàng ảo, làm giá”?
Bia ngoại: Coi chừng hàng cận đát
Ở phân khúc bia nhập khẩu, dường như không có một mức giá thống nhất nào, giá tại một số đầu mối phân phối có loại chênh lệch tới gần một triệu đồng/thùng bia. Theo lời một chủ đại lý bia rượu chuyên cung cấp cho các nhà hàng tại khu vực quận 1, 3…, thường vào dịp cận Tết, bia rượu nhập (chủ yếu nhập lậu từ Campuchia về theo ngả Tây Ninh) tập kết về khu vực ga Sài Gòn, bán với mức giá thấp hơn giá của các đơn vị nhập khẩu chính thức. Người không có kinh nghiệm rất khó phân biệt hàng thật hàng giả, chưa kể hạn sử dụng cũng rất nhập nhèm, giá bán cũng thượng vàng hạ cám.
Tại cửa hàng rượu, bia D.N. trên đường Nguyễn Thông, Q.3, TP.HCM, bia Heineken Pháp, Hà Lan có giá 400.000 đồng/thùng (20 chai) hoặc 480.000đ/thùng (24 chai thủy tinh). Tại một cửa hàng khác trên đường này, chủ cửa hàng còn giới thiệu loại bia Heineken chai nhôm của Hà Lan bán với giá hơn 1,4 triệu đồng/thùng (24 chai) và Heineken chai nhôm nhập từ Pháp dạng nắp vặn giá 1,1 triệu đồng/thùng. Kiểm tra đát của các mẫu bia nhập ngoại này thì hầu hết chỉ đến tháng 4/2014. Chủ hàng giải thích, do giá cao nên ngày thường khó tiêu thụ, chỉ dịp Tết nhu cầu mua làm quà biếu, tặng tăng, cửa hàng mới bán được sản phẩm này nên để lâu bị…cận đát.
Sẽ kiểm soát chặt giá
Bà Lê Ngọc Đào - PGĐ Sở Công thương TP.HCM cho biết, dù bia, rượu, nước giải khát không thuộc nhóm hàng bình ổn thị trường nhưng là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết nên cũng được kiểm soát chặt chẽ để ổn định thị trường. “Theo đăng ký của Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và VBL thì sản lượng hàng cung ứng Tết năm nay tăng từ 20% trở lên so với năm ngoái, giá cả ổn định. Báo cáo của các đơn vị sản xuất cho thấy số lượng hàng các nhà phân phối đặt chưa vượt mức sản lượng dự kiến tăng nên không thể có tình trạng thiếu hàng”, bà Đào nói.
Bà Đào cho rằng, giá nhà máy không tăng mà đại lý, nhà phân phối bán giá chênh lệch quá nhiều thì lực lượng thuế phải làm việc lại để có mức truy thu thuế hợp lý, làm rõ có tình trạng đầu cơ tăng giá hay không và xử lý tới nơi, tới chốn. Nếu đại lý nói do giá mua vào tăng thì phải làm rõ mua ở đâu, phải truy tận gốc. Khâu nào tăng giá bất hợp lý, khâu đó phải chịu trách nhiệm. Quyết tâm là vậy, nhưng liệu cơ quan thuế có đối chiếu được giá bán qua các cấp đại lý để truy thu thuế?
Ông Phạm Quí Cường - Chi cục phó Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho rằng, để cùng bình ổn thị trường, nhà sản xuất phải báo cáo sản lượng cung ứng bằng con số tuyệt đối theo đơn vị lít chứ không nói chung chung sản lượng tăng theo phần trăm và phải báo cáo rõ nguyên nhân tăng giá sản phẩm. Ngoài ra, để đảm bảo thương hiệu, cần phải yêu cầu đại lý cam kết giá bán ra như thế nào cho hợp lý.
Theo Phụ nữ online