Những ngày qua, thông tin sản phẩm bún có chứa chất làm trắng quang học (tinopal), và những hóa chất độc hại chưa rõ nguồn gốc khác, ăn lâu dài sẽ gây suy gan, thận, cơ thể mệt mỏi và cả bệnh ung thư khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang. Nhiều người trở nên dè chừng hơn với những món ăn gắn liền với loại thực phẩm này. Không những thế, không ít gia đình đã lựa chọn thực đơn khác thay cho món bún quen thuộc trong mỗi bữa sáng.
Tuy nhiên, dường như "cơn bão" tinopal trong bún đang khiến nhiều người sống bằng nghề sản xuất bún lao đao lại không gây nhiều ảnh hưởng đến làng làm bún nổi tiếng nhất Hà Nội - làng Phú Đô (Mễ Trì, Từ Liêm) khi tại đây vẫn tấp nập "kẻ bán người mua".
Tại xưởng làm bún của gia đình mình, anh Thành (làng bún Phú Đô) thừa nhận: Trước kia, bình quân một ngày gia đình anh sản xuất khoảng 500 - 600 kg. Tuy nhiên, khoảng hơn nửa tháng trở lại đây số lượng bún làm ra có giảm, do tâm lý lo ngại của người dân.
Chị Thắm, vợ anh Thành khẳng định: "Khách hàng của gia đình toàn là những mối quen từ lâu năm. Họ đến lấy buôn về bỏ mối hoặc trực tiếp các quán ăn đến lấy đem về bán. Bởi vậy, họ hiểu rõ chúng tôi hơn ai hết, nên yên tâm không có chuyện bún được thêm bất kỳ hóa chất nào. Có ‘các vàng’ tôi cũng không dám làm ăn bậy bạ".
Tiết lộ về công thức làm bún của gia đình, chị Thắm cho biết: Muốn cho ra lò những mẻ bún thơm ngon, ngoài việc chọn loại gạo chất lượng thì yếu rố then chốt là gạo phải thật khô. Có như vậy, bún khi làm ra mới thơm, dai và bảo quản được lâu.
Chỉ vào những mẻ bột đang được ủ để chuẩn bị cho việc sản xuất vào ngày hôm sau, chị Thắm chia sẻ: Bột làm bún phải được ủ đúng hai ngày, như vậy bún mới thơm ngon. Còn nếu cho hóa chất vào thì thời gian sẽ không cần kéo dài đến vậy, có thể xay gạo ra vài tiếng là làm được luôn. Tuy nhiên "công nào của nấy".
Nói về đặc điểm bún của làng nghề mình, chị Thắm không ngại chia sẻ: Bún của chúng tôi thường không được dai bằng các loại bún có hóa chất. Đồng thời, khi cầm bún lên sẽ thấy bún dính hơn chứ không róc như các loại bún khác. Tuy nhiên, bún có mùi thơm rất đặc trưng.
Anh Thành cho biết thêm: Những người buôn và bán bún cho biết, bún từ các nơi khác như Bắc Ninh, Tứ Kỳ, Trôi... mang tới Hà Nội tuy nhìn bề ngoài rất đẹp mắt nhưng lại bị những người buôn bún lâu năm "từ chối" bởi chất lượng không áp ứng yêu cầu thơm ngon và không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Trong khi đó, tại xưởng bún gia đình anh Mến, một trong những gia đình làm bún lớn nhất tại đây, anh Mến vừa dẫn phóng viên tham quan khắp xưởng bún vừa cho biết: Mỗi ngày, gia đình anh bán ra thị trường từ 1,7 đến 2 tấn bún các loại. Bên cạnh những tin đồn liên quan đến chất lượng bún trên thị trường, anh Mến khẳng định: "Gia đình tôi làm ăn lấy chữ tín về lâu về dài, khách hàng chủ yếu là những mối ruột. Bún của gia đình được sản xuất hoàn toàn từ gạo và nước sạch, đồng thời không hề cho bất cứ một loại hóa chất nào".
Trước thông tin bún chứa hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, anh Mến cho biết thêm: "Đúng là 'con sâu làm rầu nồi canh', từ ngày những thông tin ấy lan truyền ảnh hưởng không nhỏ đến công việc làm ăn của gia đình. Hiện nay, một ngày gia đình tôi làm giảm đi khoảng 500kg bún". Đó là một con số thiệt hại không nhỏ trong thời kiểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
Nói về chất lượng của những xưởng bún trong làng mình, chị Thanh – chủ một tiện tạp hóa đầu làng Phú Đô vui vẻ: “Chuyện bún chứa hóa chất là ở những nơi khác, chứ bún ở đây thì rất an toàn, không những về chất lượng mà còn về vấn đề an toàn vệ sinh. Ở đây, toàn người dân người làng làm và ăn cả”.
Chị Hiền, một sinh viên trọ tại làng bún cho biết: Thú thực, từ khi có thông tin bún chứa những hóa chất độc hại, khi đi ra ngoài tôi không dám ăn. Vì thế, mỗi khi muốn ăn bún tôi thường dặn những gia đình làm bún gần đây họ để lại. Như vậy mới an tâm sử dụng.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Nguyễn Văn Họa – Chủ nhiệm Làng nghề truyền thống bún Phú Đô cho biết: Với hơn 500 hộ gia đình vừa sản xuất và kinh doanh bún, trước đây, làng bún của chúng tôi sản xuất ra thị trường khoảng 60 tấn bún một ngày. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều thông tin nên hiện nay, mỗi ngày số lượng bún sản xuất ra thị trường chỉ còn khoảng 40 tấn. Chiếm từ 50% đến 60% thị trường bún tiêu thụ ở Hà Nội.
“Trước những thông tin bất lợi gây ảnh hưởng cho người làng bún chúng tôi. Tôi khẳng định bún của làng bún Phú Đô không hề có chứa bất kỳ một loại hóa chất nào. Đồng thời, người làng bún sẵn sàng đón tiếp các đoàn kiểm tra chất lượng tới kiểm tra, khảo sát”, anh Họa khẳng định.
Tuy nhiên, dường như "cơn bão" tinopal trong bún đang khiến nhiều người sống bằng nghề sản xuất bún lao đao lại không gây nhiều ảnh hưởng đến làng làm bún nổi tiếng nhất Hà Nội - làng Phú Đô (Mễ Trì, Từ Liêm) khi tại đây vẫn tấp nập "kẻ bán người mua".
Chị Thắm đang ủ những mẻ bột mới để ngày hôm sau làm bún. |
Tại xưởng làm bún của gia đình mình, anh Thành (làng bún Phú Đô) thừa nhận: Trước kia, bình quân một ngày gia đình anh sản xuất khoảng 500 - 600 kg. Tuy nhiên, khoảng hơn nửa tháng trở lại đây số lượng bún làm ra có giảm, do tâm lý lo ngại của người dân.
Chị Thắm, vợ anh Thành khẳng định: "Khách hàng của gia đình toàn là những mối quen từ lâu năm. Họ đến lấy buôn về bỏ mối hoặc trực tiếp các quán ăn đến lấy đem về bán. Bởi vậy, họ hiểu rõ chúng tôi hơn ai hết, nên yên tâm không có chuyện bún được thêm bất kỳ hóa chất nào. Có ‘các vàng’ tôi cũng không dám làm ăn bậy bạ".
Tiết lộ về công thức làm bún của gia đình, chị Thắm cho biết: Muốn cho ra lò những mẻ bún thơm ngon, ngoài việc chọn loại gạo chất lượng thì yếu rố then chốt là gạo phải thật khô. Có như vậy, bún khi làm ra mới thơm, dai và bảo quản được lâu.
Chỉ vào những mẻ bột đang được ủ để chuẩn bị cho việc sản xuất vào ngày hôm sau, chị Thắm chia sẻ: Bột làm bún phải được ủ đúng hai ngày, như vậy bún mới thơm ngon. Còn nếu cho hóa chất vào thì thời gian sẽ không cần kéo dài đến vậy, có thể xay gạo ra vài tiếng là làm được luôn. Tuy nhiên "công nào của nấy".
Chị Thắm cho biết, những mẻ bún hỏng được bỏ lại do không đảm bảo thẩm mỹ cũng như chất lượng trước khi mang ra thị trường. |
Nói về đặc điểm bún của làng nghề mình, chị Thắm không ngại chia sẻ: Bún của chúng tôi thường không được dai bằng các loại bún có hóa chất. Đồng thời, khi cầm bún lên sẽ thấy bún dính hơn chứ không róc như các loại bún khác. Tuy nhiên, bún có mùi thơm rất đặc trưng.
Anh Thành cho biết thêm: Những người buôn và bán bún cho biết, bún từ các nơi khác như Bắc Ninh, Tứ Kỳ, Trôi... mang tới Hà Nội tuy nhìn bề ngoài rất đẹp mắt nhưng lại bị những người buôn bún lâu năm "từ chối" bởi chất lượng không áp ứng yêu cầu thơm ngon và không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Trong khi đó, tại xưởng bún gia đình anh Mến, một trong những gia đình làm bún lớn nhất tại đây, anh Mến vừa dẫn phóng viên tham quan khắp xưởng bún vừa cho biết: Mỗi ngày, gia đình anh bán ra thị trường từ 1,7 đến 2 tấn bún các loại. Bên cạnh những tin đồn liên quan đến chất lượng bún trên thị trường, anh Mến khẳng định: "Gia đình tôi làm ăn lấy chữ tín về lâu về dài, khách hàng chủ yếu là những mối ruột. Bún của gia đình được sản xuất hoàn toàn từ gạo và nước sạch, đồng thời không hề cho bất cứ một loại hóa chất nào".
Những mẻ bột đang được ép tại xưởng bún nhà anh Mến. |
Trước thông tin bún chứa hóa chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, anh Mến cho biết thêm: "Đúng là 'con sâu làm rầu nồi canh', từ ngày những thông tin ấy lan truyền ảnh hưởng không nhỏ đến công việc làm ăn của gia đình. Hiện nay, một ngày gia đình tôi làm giảm đi khoảng 500kg bún". Đó là một con số thiệt hại không nhỏ trong thời kiểm kinh tế khó khăn như hiện nay.
Nói về chất lượng của những xưởng bún trong làng mình, chị Thanh – chủ một tiện tạp hóa đầu làng Phú Đô vui vẻ: “Chuyện bún chứa hóa chất là ở những nơi khác, chứ bún ở đây thì rất an toàn, không những về chất lượng mà còn về vấn đề an toàn vệ sinh. Ở đây, toàn người dân người làng làm và ăn cả”.
Chị Hiền, một sinh viên trọ tại làng bún cho biết: Thú thực, từ khi có thông tin bún chứa những hóa chất độc hại, khi đi ra ngoài tôi không dám ăn. Vì thế, mỗi khi muốn ăn bún tôi thường dặn những gia đình làm bún gần đây họ để lại. Như vậy mới an tâm sử dụng.
Chia sẻ với PV Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Nguyễn Văn Họa – Chủ nhiệm Làng nghề truyền thống bún Phú Đô cho biết: Với hơn 500 hộ gia đình vừa sản xuất và kinh doanh bún, trước đây, làng bún của chúng tôi sản xuất ra thị trường khoảng 60 tấn bún một ngày. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều thông tin nên hiện nay, mỗi ngày số lượng bún sản xuất ra thị trường chỉ còn khoảng 40 tấn. Chiếm từ 50% đến 60% thị trường bún tiêu thụ ở Hà Nội.
“Trước những thông tin bất lợi gây ảnh hưởng cho người làng bún chúng tôi. Tôi khẳng định bún của làng bún Phú Đô không hề có chứa bất kỳ một loại hóa chất nào. Đồng thời, người làng bún sẵn sàng đón tiếp các đoàn kiểm tra chất lượng tới kiểm tra, khảo sát”, anh Họa khẳng định.
Gạo được ngâm bằng nước sạch trước khi mang xay. |
Một góc xưởng sản xuất bún nhà anh Mến. |
Bột khi xay xong phải ngâm trong vòng 48 giờ mới cho ra những mẻ bún chất lượng. |
Máy làm bún. |
Đây là công đoạn cuối cùng để bún ra lò. |
Liễu Phạm