Cách đây 9 năm, vào ngày 23/11/2003, tại Dinh Thống Nhất, một thương hiệu Việt Nam chưa có tên tuổi – G7 đã tổ chức một cuộc thử mù (blind test – thử sản phẩm mà không tiết lộ trước sản phẩm nào của thương hiệu nào) với khoảng 11.000 người tham gia với 2 sản phẩm là G7 và Nescafé của Nestlé – thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất trong lĩnh vực cà phê hòa tan. Kết quả nghiêng về G7 với 89% người uống chọn G7 và chỉ 11% chọn Nescafé của Nestlé. Từ đó đến nay, chỉ trong vòng 9 năm, G7 đã vượt lên dẫn đầu tại thị trường cà phê hòa tan “3 in 1” tại Việt Nam: số một cả về thị phần, doanh số và sản lượng.
Các luật gia cho rằng: việc tổ chức sự kiện và cách công bố kết so sánh sản phẩm giữa cà phê G7 của Trung Nguyên và Nescafé của Nestlé là hoàn toàn không vi phạm pháp luật . |
Ngày 30/11/2012 vừa qua, phía Nestlé cho rằng: Sự kiện thử mù Trung Nguyên thực hiện vào ngày 23/11/2003 vi phạm điều 192 Luật thương mại năm 1997 về việc “Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân và các thương nhân khác”; “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hóa”…
Trung Nguyên: Vì sao Nestlé muốn xoáy sâu vào sự kiện 9 năm trước?
Starbucks: Chúng tôi muốn xem Trung Nguyên là bạn!
Nestle "tố" Trung Nguyên xuyên tạc thông tin "G7 thắng Nescafe"
Các luật sư cho rằng: Về mặt pháp lý, việc “Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, cá nhân và các thương nhân khác” quy định tại khoản 3 điều 192 Luật Thương mại 1997 cần phải phân tích dưới góc độc pháp lý; ở đây có hai vấn đề cần làm rõ là hoạt động thử mù ngày 23/11/2003 của Trung Nguyên có được xem là hoạt động quảng cáo không; thứ hai, giả sử là hoạt động quảng cáo, thì hoạt động đó phải có hai thuộc tính là (i) lợi dụng và (ii) gây thiệt hại. Bên cạnh đó, quy định “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác hoặc bắt chước sản phẩm quảng cáo của một thương nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng” tại khoản 5 điều 192 Luật Thương mại 1997 được Nescafé viện dẫn để cho rằng Trung Nguyên vi phạm, là không đúng theo tinh thần của điều luật, bởi lẽ: đây là một quy định có hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành hành vi vi phạm, theo đó, để kết luận có vi phạm hay không phải xuất phát từ nguyên nhân “Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh hàng hoá” và phải có hậu quả “gây nhầm lẫn cho khách hàng” xảy ra. "Theo chúng tôi, hoạt động thử mù này không được coi là hoạt động quảng cáo hay chính xác hơn không phải là hoạt động quảng cáo đơn thuần, Trung Nguyên hoàn toàn không có động cơ gây nhầm lẫn hay so sánh sản phẩm trong hoạt động này, những người tham gia thử mù hoàn toàn ý thức được rõ thương hiệu Nestlé mà không có sự nhầm lẫn nào giữa Nestlé với bất kỳ sản phẩm nào khác…", đại diện của Trung Nguyên nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Nestlé cho rằng, việc Trung Nguyên sử dụng lại kết quả của bài test năm 2003 trong tài liệu của một cuộc hội thảo diễn ra vào ngày 23/11/2012 là vi phạm luật kinh doanh khi vào thời điểm năm 2012, Luật pháp đã cấm thương nhân “giới thiệu hàng hóa của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa của mình”. Về vấn đề này, theo các luật sư viện dẫn tại điều 102 Luật Thương mại 2005 quy định: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình” cần phải khẳng định rằng “Sự kiện Ngày hội sáng tạo vì khát vọng Việt” diễn ra ngày 23/11/2012, mà cụ thể là cuộc hội thảo “Sáng tạo trong cuộc chiến thương trường” là một hoạt động không nhằm giới thiệu về hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ của mình mà nói chính xác hơn đó là một hoạt động văn hoá - xã hội (cụ thể là hoạt động CSR), nơi trao đổi giữa những người trăn trở với đất nước. Không những thế, đây còn là một chương trình vì cộng đồng, vì sự tâm huyết của tập đoàn Trung Nguyên với thế hệ trẻ của nước nhà, chương trình là sự phối hợp giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung Nguyên, với sự tham gia của nhiều diễn giả, học giả nhằm mục đích nghiên cứu và tìm ra hướng đi cho sự thành công của các thương hiệu Việt mà không phải riêng Trung Nguyên, hay đánh bóng tên tuổi Trung Nguyên, do đó không thể nói Trung Nguyên “xuyên tạc” được. Đằng sau câu chuyện có lẽ nhiều người đặt câu hỏi, tại sao hành động đã từ 9 năm lại được “khai quật” vào lúc này, có lẽ vấn đề chính không phải là một cuộc chiến tranh pháp lý, mà đúng hơn là về uy tín và độ phủ của một thương hiệu. Lúc này, các doanh nghiệp hãy cùng nhau tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng, bởi trong một xã hội thông minh và hiện đại như hiện nay thì người tiêu dùng ắt hẵn có đủ thông thái để biết đâu chính là sản phẩm đích thực của họ.
Làm thế nào để G7 thắng Nescafé?
Trên thực tế, G7 đã có một cuộc tấn thử mù để chứng minh rằng người tiêu dùng thích café của mình hơn. Nhưng cũng giống như trường hợp của Pepsi và New Coke, sản phẩm tốt hơn chưa chắc đã phải là sản phẩm chiến thắng.
Để tạo nên vị thế vững chắc cho mình, kẻ thách thức (trong trường hợp này là G7) cần phải phân tích đâu là điểm mạnh của mình so với đối thủ lớn nhất thị trường là Nescafé. Sau đó, điều G7 cần làm là phải đưa ra những thông điệp hoàn toàn trái ngược so với đối thủ. Như Pepsi tự nhận mình là “đồ uống của thế hệ kế tiếp” so với tính “classic” của Coca Cola, như Scope đánh vào “mùi vị ngon” so với “mùi vị bệnh viện” của Listerine.
Điểm mạnh của G7 là gì? G7 là sản phẩm của Trung Nguyên, sản phẩm của Việt Nam. Nescafé là sản phẩm của Nestlé, sản phẩm nước ngoài. Tinh thần dân tộc luôn là một vũ khí lợi hại. Trong việc khơi dậy tinh thần dân tộc, thúc đẩy người Việt dùng hàng Việt, CEO Đặng Lê Nguyên Vũ của Trung Nguyên đã làm rất tốt. Đây là điểm cần tiếp tục được phát huy.
Điểm khác biệt giữa cách thưởng thức café của người Việt và người nước ngoài là người Việt uống café mạnh hơn rất nhiều. Nescafé được làm với hương vị quốc tế hóa nên khá nhạt hơn so với khẩu vị của người Việt.
Nhưng Nestlé đã tung ra những sản phẩm được bản địa hóa như Nescafé-Café Việt với khẩu hiệu: “Café mạnh, cho phái mạnh”. Đây là một định vị hay. G7 phản pháo bằng “Mạnh không đủ, phải đúng gu”. Đòn đánh trả này không trúng. Đơn giản vì nếu đúng “gu”, không ai dùng café hòa tan. G7 phải thực hiện cách khác. Lợi thế của G7 là xuất phát điểm từ vùng đất trung tâm café của Việt Nam - Buôn Ma Thuột, G7 nên tập trung chiếm lĩnh từ café Việt “thứ thiệt”.
(Theo Hoàng Tùng/Doanh nhân Sài Gòn)
* Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!
Luật gia Nguyễn Vĩnh Đặng Minh – Nguyễn Duy Thuật