Rau mùi chứa nhiều acid ascorbic và được xem là có tính năng lọc máu rất tốt. Chúng giúp tăng thêm lượng tích trữ, giải phóng nước tiểu và giảm đầy hơi.
Rau mùi thường được dùng để trị đánh rắm, thuốc bổ, nhuận tràng, lợi tiểu. Nước rau mùi giúp sự trao đổi chất, đảm bảo các chức năng bình thường như tuyến thượng thận và tuyến giáp.
Sắc kỹ rễ rau mùi dùng để trị sỏi thận, sỏi, nghẽn thận, bệnh vàng da và bệnh phù. Hạt rau mùi giã nhuyễn thường được dùng để phòng bệnh sốt và dịch sốt. Lá dùng trị mụn nhọt. Đắp lá rau mùi giã nhuyễn giúp chống lại sự nhiễm độc do côn trùng cắn hay do ong đốt.
Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. |
Một số bài thuốc thường dùng
1. Chữa đau bụng do rối loạn tiêu hóa
Rau mùi 8g, đinh hương 4g, quất bì 4g, hoàng liên 4g. tất cả rửa sạch cho 500ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống lúc còn ấm, dùng liền 3 ngày.
2. Chữa ăn không tiêu, đầy bụng
Rau mùi rửa sạch, giã nát thêm chút nước lấy nước cốt uống 2 - 3 thìa rất cùng hiệu quả.
3. Lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu
Lấy 12g hạt rau mùi khô ngâm trong nước sôi, lọc, để nguội và uống nhiều lần trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.
4. Chữa rong kinh
Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 - 5 ngày.
5. Lợi sữa cho sản phụ sau sinh
Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.
6. Làm đẹp da, trị mụn
Giã nát rau mùi lấy nước cốt khoảng 1 thìa cà phê trộn 1 chút bột nghệ, rửa mặt thật sạch rồi bôi hỗn hợp này lên mặt mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc thường xuyên lấy quả mùi sắc nước rửa. Bài thuốc này tốt cho những người có da khô, da mặt có mụn sẽ giúp da mặt hồng hào, giảm mụn.
Lưu ý, tinh dầu có nhiều trong lá và hạt rau mùi nên có tính gây kích ứng da. Vì vậy những người tiếp xúc thường xuyên với lá và hạt rau mùi cần chú ý mang găng tay khi tiếp xúc. Hạn chế dùng rau mùi cho các bệnh nhân bị hen phế quản hoặc viêm phổi mãn tính./.