Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric.
Gút gây đau đột ngột, sưng, viêm khớp và chủ yếu ảnh hưởng đến các ngón chân. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Một trong những điều có thể giúp bạn quản lý bệnh gút là giảm số lượng purin trong chế độ ăn uống.
Những người bị bệnh gút sẽ không thể loại bỏ axit uric dư thừa khỏi cơ thể một cách hiệu quả, không giống như những người khỏe mạnh.
Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn đạt được trọng lượng cơ thể hợp lý, thói quen ăn uống tốt và thúc đẩy lối sống lành mạnh.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng axit uric đối với sức khỏe của bạn (Ảnh: theo boldsky). |
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn 6 loại thực phẩm cần tránh khi bị bệnh gút:
1. Thịt đỏ và nội tạng động vật
Nên tránh tất cả các loại nội tạng như gan, thận, tim và óc vì chúng chứa lượng purine cao, có thể làm tăng mức độ viêm và kích hoạt các cơn đau do gút.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những thực phẩm có hàm lượng purine cao này là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau ở những người bị bệnh gút.
Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế ăn thịt bò, thịt xông khói, gà tây, thịt bê, thịt nai...
2. Động vật có vỏ
Một trong những loại thực phẩm mà người bị bệnh gút cần tránh là tôm. Hàm lượng purine cao trong tôm có hại cho người bị bệnh gút.
3. Carbohydrate tinh chế
Điều này bao gồm bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống, đường có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong cơ thể, do đó gây ra các cơn đau ở người bị bệnh gút. Carbohydrate tinh chế có hàm lượng đường cao, có liên quan đến béo phì - một nguy cơ được biết đến gây ra bệnh gút.
Nhận biết sớm bệnh gút bẩm sinh |
4. Thực phẩm chế biến sẵn
Các mặt hàng thực phẩm như đồ ăn nhẹ, bữa tối đông lạnh nên tránh khi bị bệnh gút. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thực phẩm chế biến sẵn là một trong những loại thực phẩm có hại nhất đối với những người bị bệnh gút.
Những thực phẩm này có thể gây ra bệnh gút vì nó làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
5. Đồ uống có đường
Như đã nói ở trên, đường cực kỳ có hại cho cơ thể bạn khi bị bệnh gút. Hàm lượng đường trong những đồ uống này được cơ thể phân hủy khi tiêu thụ và được sử dụng để giải phóng purin - nguyên nhân chính gây ra các cơn gút .
Ngoài ra, hàm lượng fructose trong các loại đồ uống này làm tăng nồng độ axit huyết thanh trong cơ thể.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng, nước ngọt có đường có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở nam giới.
6. Rượu
Uống rượu làm tăng nguy cơ bị bệnh gút, do đó uống bất kỳ lượng rượu nào cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh gút tấn công.
Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng axit uric đối với sức khỏe của bạn, tuy nhiên, bạn cũng cần nói chuyện với bác sĩ của mình để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp nhất đối với sức khỏe.