Bệnh cúm thường bắt đầu vào tháng Mười và có xu hướng lan rộng (trở thành dịch) vào tháng Một và tháng Hai.
Các số liệu thống kê chỉ ra rằng, do sức đề kháng yếu nên trẻ em bị mắc cúm nhiều hơn người lớn (cao gấp 3 lần).
Sau dịch cúm mỗi năm, có tới 5-15% dân số bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, thậm chí bị biến chứng nghiêm trọng và dẫn tới tử vong.
Bạn có thể bị cúm vì tiêm vắc xin cúm?
Điều đó là không thể. Holly Phillips, một bác sỹ nội khoa của Thành phố New York và cộng sự của WCBS News, giải thích: "Vắc-xin cúm được chế tạo bằng các hạt virus chết, và vì vi rút không sống, nó không thể lây nhiễm cho người dùng.
Phiên bản vắc-xin dạng xịt mũi được gọi là FluMist (được FDA- Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm hay Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ chấp thuận cho trẻ em và người lớn từ hai tuổi đến 49 tuổi khỏe mạnh và không mang thai) có chứa một phiên bản virus cúm sống. Tuy nhiên, nó vẫn không thể làm cho người sử dụng bị bệnh".
Quan niệm sai lầm này có thể xuất phát từ thực tế là phải mất 2 tuần để cơ thể người dùng mới hình thành các kháng thể đối với vắc-xin và được bảo vệ hoàn toàn.
Vì vậy, nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm trước hoặc ngay sau khi tiêm, đừng đổ lỗi cho việc tiêm vắc xin.
Những người trẻ tuổi và khỏe mạnh thì không cần lo nhiễm cúm?
Tiến sĩ Phillips nói: "Mặc dù sự thật là cúm đe dọa đến những người trẻ tuổi, người cao tuổi và những người bị bệnh tiềm ẩn, nhưng nó vẫn có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng ở những người khỏe mạnh.
Đó là lý do tại sao Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyên mọi người nên tiêm ngừa, tốt nhất vào đầu mùa cúm".
Ngay cả khi bạn không ở trong nhóm có nguy cơ cao, việc tiêm chủng có thể ngăn bạn lây siêu vi khuẩn sang những người dễ bị tổn thương hơn.
Tiến sĩ Phillips cho biết: Càng nhiều người tiêm vắc-xin, càng cắt giảm được số lượng vi-rút cúm lây lan trong cộng đồng.
Thậm chí nếu bạn không thường xuyên tương tác với trẻ em hoặc người cao niên, hãy dành vài phút tiêm ngừa tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế cộng đồng.
Cúm bao gồm các triệu chứng về dạ dày-ruột?
Ngoài các triệu chứng gây khó chịu điển hình của bệnh cúm như hắt hơi, xổ mũi... vấn đề về tiêu hóa là triệu chứng hiếm xuất hiện.
Không thể phủ định rằng bệnh cúm đôi khi vẫn dẫn đến một số vấn đề về dạ dày-ruột; một số người bệnh phải đối mặt với triệu chứng buồn nôn và thậm chí nôn mửa.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phillips, nếu những triệu chứng này mà không đi cùng với bất kỳ triệu chứng cúm thông thường nào thì có lẽ bạn đang đối phó với một mầm bệnh hoàn toàn khác.
Phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng cúm?
Ngược lại, tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm ngay càng sớm càng tốt.
"Chích ngừa bệnh cúm rất an toàn cho phụ nữ mang thai, và thậm chí có thể bảo vệ em bé trong những tháng đầu đời, khi trẻ chưa đủ tuổi để chủng ngừa cúm, nhưng rất dễ bị bệnh", Tiến sĩ Phillips giải thích.
Theo báo cáo của CDC - Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, các kháng thể hình thành khi tiêm sẽ không chỉ bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm mà còn bảo vệ con bạn sau khi sinh và được truyền qua sữa mẹ.
Mang thai gây ra sự thay đổi miễn dịch, tim, và phổi, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm, làm ảnh hưởng đến thai kỳ.
Tiến sĩ Phillips cho biết: "Sốt cao và nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng về thai nghén và thậm chí là chuyển dạ sớm”.
Có thể ngăn cúm bằng cách rửa tay thật nhiều?
Tất cả chúng ta đều phải rửa tay bằng xà bông và nước nhưng nó không đủ để ngăn cúm. Bệnh cúm lan truyền qua không khí qua các giọt nước bọt từ người lây truyền (bắt đầu một ngày trước khi có triệu chứng và đến 7 ngày sau đó).
Bệnh cúm có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, miệng và mắt.(Theo CDC). Ngoài ra cơ thể cũng có thể bị cúm bởi hành động vô tình như chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm sau đó chạm tay vào khuôn mặt (cúm có thể sống đến 8 giờ trên các bề mặt, theo CDC).
Vì vậy,để tránh nhiễm cúm nên rửa tay bằng xà bông và nước, tránh chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng. Điều này sẽ giúp giảm phần nào nguy cơ nhiễm bệnh, Tiến sĩ Leavey nói.
Cũng cần phải đứng cách người nhiễm bệnh 6 bước chân vì virut không thể bay xa hơn thế. Khử trùng các khu vực chung trong nhà hoặc tại nơi làm việc của bạn nếu người bệnh cúm đã ở đó. Và trên hết, hãy tiêm chủng.
Tiêm ngừa nhưng vẫn có thể bị cúm?
Đúng là khi đã tiêm vắc-xin cúm cũng không thể bảo vệ bạn 100%. Thông thường, tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả từ 60 đến 90%. Đó là bởi vì nhiều chủng cúm lây lan mỗi năm, và rất khó cho các nhà khoa học để dự đoán một cách chính xác những chủng chiếm đa số.
Tiến sĩ Phillips cho biết: "Nếu bị nhiễm cúm sau khi đi tiêm phòng, nó có nghĩa là người bệnh đã bị một loại chủng khác không có trong vắc-xin xâm nhập.
Nếu điều này xảy ra, các triệu chứng của người bệnh có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn, vì vắc xin mà họ đã tiêm trước đó vẫn ngăn chặn một số triệu chứng cơ bản".
Kháng sinh có thể “chống lại” cúm?
Đôi khi những đơn thuốc kháng sinh của bác sĩ không có tác dụng đối với vi-rút.
Có những loại thuốc kháng vi-rút Rx có thể hữu ích. Tamiflu được biết tới khá nhiều; thuốc này đã được chứng minh là có thể cắt giảm tiến trình của bệnh từ 1-2 ngày, nếu người bệnh uống thuốc trong vòng 48 giờ kể từ khi có dấu hiệu cúm đầu tiên.
Những điều này thường chỉ được khuyến cáo cho những người có nguy cơ cao bị biến chứng. Tiến sĩ Phillips cho biết: "Những ảnh hưởng này tương đối khiêm tốn. Phòng ngừa bằng thuốc chủng cúm là cách tiếp cận tốt hơn".
Các loại thuốc khác có thể cung cấp một số cứu trợ bao gồm thuốc giảm sốt bán tự do như ibuprofen và acetaminophen, cũng như thuốc chống tắc nghẽn.