1. Nước lọc
Nước lọc bổ sung khoáng chất: thông thường người lớn tuổi rất ít khi cảm thấy khát nên họ uống nước rất ít, chính vì vậy nên nhắc người lớn tuổi uống nước đầy đủ mỗi ngày để hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn, hạn chế nguy cơ sỏi thận và các triệu chứng táo bón. Đối với người lớn tuổi, mỗi ngày nên uống từ 1,2 đến 1,6 lít nước lọc và nếu có thể hãy bổ sung các loại nước ép trái cây tự nhiên, nước chè xanh để tăng cường hàm lượng vitamin cho cơ thể.
2. Sữa
Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực đơn những thực phẩm giúp người cao tuổi phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi - thành phần chính cấu thành nên xương.
Nếu không uống được sữa tươi thì người cao tuổi có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò. Một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi.
Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, có thể chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường.
3. Trái cây tươi
Tốt nhất là cà chua, cam, bưởi, dưa hấu, đu đủ, chuối… là những thực phẩm có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, mỡ trong máu,…
4. Bắp cải
Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg.
Nếu không muốn ăn bắp cải, có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn... vì các loại cải này cũng hàm chứa rất nhiều vitamin K.
5. Trà xanh
Với hàm lượng flavonoid (chất chống ôxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương.
Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước trà/ngày vì trong chè có nhiều théine – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.
6. Đậu phụ
Đậu phụ là thực phẩm có thể chế biến rất nhiều món và có hàm lượng protein cao, có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, chống lão hóa, phòng bệnh loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đậu phụ có thể chế biến rất nhiều món nhưng cách ăn tốt nhất đối với người lớn tuổi là dùng đậu phụ tươi, hấp cách thủy để tránh mất chất và dùng nóng.
7. Các loại thịt
Thịt bò và thịt lợn nạc là hai loại thịt chứa nhiều protein, sắt, axit amin rất tốt cho cơ thể, ngoài ra trong thịt lợn nạc còn chứa hemoglobin có tác dụng chống thiếu máu rất tốt.
Thịt gia cầm (thịt gà, bồ câu, chim cút,…) có nhiều protein, lipid, chất khoáng, vitamin, lượng mỡ ít rất phù hợp với người lớn tuổi đang kiêng khem nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
8. Hải sản
Hải sản như tôm, cua, ốc, cá biển… có chứa rất nhiều vitamin và can xi giúp duy trì sự dẻo dai cho hệ xương của người cao tuổi./.
Nước lọc bổ sung khoáng chất: thông thường người lớn tuổi rất ít khi cảm thấy khát nên họ uống nước rất ít, chính vì vậy nên nhắc người lớn tuổi uống nước đầy đủ mỗi ngày để hỗ trợ thận hoạt động tốt hơn, hạn chế nguy cơ sỏi thận và các triệu chứng táo bón. Đối với người lớn tuổi, mỗi ngày nên uống từ 1,2 đến 1,6 lít nước lọc và nếu có thể hãy bổ sung các loại nước ép trái cây tự nhiên, nước chè xanh để tăng cường hàm lượng vitamin cho cơ thể.
2. Sữa
Sữa vẫn là nguồn thực phẩm ưu tiên hàng đầu trong thực đơn những thực phẩm giúp người cao tuổi phòng chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe vì trong sữa có nhiều canxi - thành phần chính cấu thành nên xương.
Sữa là thực phẩm hàng đầu giúp xương chắc khỏe. |
Nếu không uống được sữa tươi thì người cao tuổi có thể thay thế bằng sữa chua, phô mai, sữa bò. Một hộp sữa chua có hàm lượng canxi tương đương với một cốc sữa 250ml. Một miếng pho mát 30g cũng chứa lượng canxi tương ứng. Còn 1 ly sữa bò chứa khoảng 270mg canxi.
Nếu lo ngại về lượng đường trong sữa và các chế phẩm từ sữa, có thể chọn các sản phẩm ít đường hoặc không đường.
3. Trái cây tươi
Tốt nhất là cà chua, cam, bưởi, dưa hấu, đu đủ, chuối… là những thực phẩm có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh tiểu đường, mỡ trong máu,…
4. Bắp cải
Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. 100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày cần nạp vào cơ thể là 0,03-1mg.
Nếu không muốn ăn bắp cải, có thể thay thế bằng cải thìa, cải xanh, cải xoăn... vì các loại cải này cũng hàm chứa rất nhiều vitamin K.
5. Trà xanh
Với hàm lượng flavonoid (chất chống ôxy hóa) phong phú trong lá trà, trà xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương.
Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước trà/ngày vì trong chè có nhiều théine – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa. Nên tránh uống trà ít nhất 30 phút trước và sau bữa ăn.
Trái cây tươi luôn là thực phẩm tốt cho người cao tuổi. |
6. Đậu phụ
Đậu phụ là thực phẩm có thể chế biến rất nhiều món và có hàm lượng protein cao, có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, chống lão hóa, phòng bệnh loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Đậu phụ có thể chế biến rất nhiều món nhưng cách ăn tốt nhất đối với người lớn tuổi là dùng đậu phụ tươi, hấp cách thủy để tránh mất chất và dùng nóng.
7. Các loại thịt
Thịt bò và thịt lợn nạc là hai loại thịt chứa nhiều protein, sắt, axit amin rất tốt cho cơ thể, ngoài ra trong thịt lợn nạc còn chứa hemoglobin có tác dụng chống thiếu máu rất tốt.
Thịt gia cầm (thịt gà, bồ câu, chim cút,…) có nhiều protein, lipid, chất khoáng, vitamin, lượng mỡ ít rất phù hợp với người lớn tuổi đang kiêng khem nhưng vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu.
8. Hải sản
Hải sản như tôm, cua, ốc, cá biển… có chứa rất nhiều vitamin và can xi giúp duy trì sự dẻo dai cho hệ xương của người cao tuổi./.
LIỄU PHẠM (TỔNG HỢP)