9 thảo dược, thực phẩm có tác dụng như kháng sinh

16/06/2013 08:05
P.Thùy (th)
(GDVN) - Một số loại thực phẩm và thảo dược tự nhiên có vai trò như kháng sinh. Dưới đây là một số kháng sinh tự nhiên bạn nên biết:
1. Tỏi

Là một trong những cây thuốc cổ nhất, tỏi được sử dụng trong nhiều nền văn hóa như một loại kháng sinh tự nhiên và là thuốc trị cảm cúm. Chất allicin giúp tỏi có mùi vị nồng đặc trưng và có tác dụng chữa bệnh. Các cuộc nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp hạ huyết áp và giảm mức cholesterol. Ngoài ra, tỏi còn là phương thuốc trị ngộ độc thực phẩm hiệu quả hơn bất kỳ loại thuốc tiêu chuẩn nào.

2. Rau diếp cá

Diếp cá còn gọi là giấp, ngư tinh thảo. Mọc hoang hay trồng ở nơi ẩm ướt. Là một trong các loại rau thơm gia vị chủ yếu quen dùng ở miền Nam nước ta. Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. Dùng cho các trường hợp viêm khi phế quản, hen suyễn, ap-xe phổi, phù nề, hội chứng lỵ cấp, viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái buốt, huyết trắng, khí hư, mụn nhọt.

Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng.
Theo Đông y, diếp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc; vào phế và can có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thuỷ tiêu thũng. 

3. Hành

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó. Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.

Hàm lượng sulfur trong củ hành (vốn cho củ hành mùi vị nồng đặc trưng) được cho là chứa những chất lợi tiểu và kháng khuẩn. Si rô làm từ hành đỏ có tác dụng như thuốc long đàm, dùng để trị cơn ho “cứng đầu”. Nó cũng giúp làm tăng lưu lượng máu và chống viêm sưng.

4. Cam, chanh

Những loại quả có múi như cam và chanh chứa nhiều vitamin C, vốn có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Bên cạnh đó, những loại quả này cũng giàu flavonoid vốn có tác dụng kháng sinh.


5. Trà xanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trà xanh có thể giúp cải thiện hiệu quả tác dụng của thuốc kháng sinh. Trà xanh có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, chứa ít caffeine và có thể làm cho vi khuẩn dễ bị khuất phục trước thuốc kháng sinh.

6. Đu đủ

Quả đu đủ lâu nay được dùng như một phương thuốc dân gian để trị một số bệnh truyền nhiễm cũng như không truyền nhiễm.

Quả đu đủ hiện là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để ứng dụng trong cuộc sống. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ hạt đu đủ có thể chống các vi trùng gây bệnh sốt thương hàn, bệnh tiêu chảy và một số bệnh về đường ruột khác.

7. Mật o­ng

Mật o­ng tốt cho điều trị vết thương và nhiễm trùng. Mật o­ng cũng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên. Nhờ có những enzyme kháng khuẩn có thể loại bỏ hydrogen peroxide, mật o­ng có thể hạn chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và được dùng để chữa các chứng nhiễm khuẩn bên trong và bên ngoài, đặc biệt là loét dạ dày.

Mật ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên.
Mật o­ng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên. 

8. Rau sam

Rau Sam là một loại rau mọc hoang, ăn được, không có độc tính, có nhiều chất bổ dưởng như sinh tố A, B1, B2, C, PP, một số khoáng chất và nhiều acid béo omega-3. Ngoài tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, có thể cải thiện nồng độ cholesterol cao trong máu, rau Sam còn là một nguồn kháng sinh tự nhiên rất quý trong việc điều trị các chứng viêm nhiểm đường ruột và đường sinh dục tiết niệu.

9. Cây cúc dại

Cây cúc dại có thể được dùng để chữa côn trùng cắn, các loại vi khuẩn và vi rút. Nó cũng kích thích hệ miễn dịch để các tế bào bạch huyết có thể chống nhiễm trùng hiệu quả hơn. Nghiên cứu cho thấy uống bổ sung chiết xuất cúc dại thường xuyên giúp giảm đến 58% nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và giảm đáng kể rủi ro bị những bệnh khác như bạch hầu, viêm tế bào, nhiễm trùng máu cùng nhiều căn bệnh liên quan đến vi rút khác.

P.Thùy (th)