Ẩn ức của nghiên cứu sinh tại Nga nay làm cửu vạn tại chợ Long Biên

07/03/2012 06:46
Ngọc Khánh
(GDVN) - Công chúng sẽ có góc nhìn chân thực về cuộc sống của người lao động di cư khi xem những bức ảnh âm bản kèm theo lời giãi bày tại triển lãm “Đêm sáng”.


“Gánh thuê ở chợ Long Biên chủ yếu là phụ nữ. Nhóm gánh có đến hàng nghìn người, cứ đến lúc nông nhàn là rất đông, có một số chỉ làm thời vụ. Chuyện tranh giành, chửi nhau trong đám gánh thuê là thường xuyên nhưng mình phải cố nhịn. Trong khi gánh hàng nếu sơ ý va chạm, làm đổ gánh hàng thì sẽ bị bắt đền. Có lần, tôi cũng phải đền mấy trăm nghìn vì đánh đổ thùng lựu. Hai vai tôi ban đầu bị chầy chớt hết, bây giờ thì đã chai cứng lại. Tôi thấy cơ cực lắm nhưng mỗi lúc nghĩ đến hai con nhỏ ở nhà với người chồng thương tật tôi lại phải cố gắng tiếp tục công việc”, chị L.T.H, 33 tuổi, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa chia sẻ.
“Gánh thuê ở chợ Long Biên chủ yếu là phụ nữ. Nhóm gánh có đến hàng nghìn người, cứ đến lúc nông nhàn là rất đông, có một số chỉ làm thời vụ. Chuyện tranh giành, chửi nhau trong đám gánh thuê là thường xuyên nhưng mình phải cố nhịn. Trong khi gánh hàng nếu sơ ý va chạm, làm đổ gánh hàng thì sẽ bị bắt đền. Có lần, tôi cũng phải đền mấy trăm nghìn vì đánh đổ thùng lựu. Hai vai tôi ban đầu bị chầy chớt hết, bây giờ thì đã chai cứng lại. Tôi thấy cơ cực lắm nhưng mỗi lúc nghĩ đến hai con nhỏ ở nhà với người chồng thương tật tôi lại phải cố gắng tiếp tục công việc”, chị L.T.H, 33 tuổi, ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa chia sẻ.

“Vợ tôi làm ruộng thu nhập không là bao nên mọi chi phí sinh hoạt gia đình và 2 con trai tôi phải lo hết. Tôi cùng một vài anh em thuê một phòng trọ khoảng 700.000đ. Hàng ngày đi kéo xe từ 10h đêm cho tới 3h sáng. Thu nhập vào ngày tuần chỉ được 100.000đ một chuyến, còn ngày thường thì 20.000đ – 30.000đ cũng chở. Hàng tháng, tôi tích cóp gửi về gia đình được 6 – 7 triệu. Đi làm như thế này thì có tiền tiêu thoải mái hơn chứ đi xây mấy tháng họ trả một lần nên cũng bí”, chú B.V.N, 50 tuổi, ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc chia sẻ.
“Vợ tôi làm ruộng thu nhập không là bao nên mọi chi phí sinh hoạt gia đình và 2 con trai tôi phải lo hết. Tôi cùng một vài anh em thuê một phòng trọ khoảng 700.000đ. Hàng ngày đi kéo xe từ 10h đêm cho tới 3h sáng. Thu nhập vào ngày tuần chỉ được 100.000đ một chuyến, còn ngày thường thì 20.000đ – 30.000đ cũng chở. Hàng tháng, tôi tích cóp gửi về gia đình được 6 – 7 triệu. Đi làm như thế này thì có tiền tiêu thoải mái hơn chứ đi xây mấy tháng họ trả một lần nên cũng bí”, chú B.V.N, 50 tuổi, ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc chia sẻ.


“Chồng tôi lên Hà Nội làm thuê và tôi nghe người ta nói anh ta đã tằng tịu với người phụ nữ khác. Khi đứa con thứ hai được 2 tuổi, tôi gửi lại cho ông bà lên làm cùng chồng để vợ chồng có nhau. Nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật nấy rồi có con với người ấy và không đoái hoài tới mẹ con tôi. Cố nén nỗi đau riêng, tôi chấp nhận xa con để kiếm tiền nuôi con ăn học. Mỗi tháng chắt chiu gửi về nhà được đôi ba triệu”, chị T.T.H, 38 tuổi, quê ở Đông Hưng, Thái Bình làm nghề thu mua phế liệu chia sẻ.
“Chồng tôi lên Hà Nội làm thuê và tôi nghe người ta nói anh ta đã tằng tịu với người phụ nữ khác. Khi đứa con thứ hai được 2 tuổi, tôi gửi lại cho ông bà lên làm cùng chồng để vợ chồng có nhau. Nhưng chồng tôi vẫn chứng nào tật nấy rồi có con với người ấy và không đoái hoài tới mẹ con tôi. Cố nén nỗi đau riêng, tôi chấp nhận xa con để kiếm tiền nuôi con ăn học. Mỗi tháng chắt chiu gửi về nhà được đôi ba triệu”, chị T.T.H, 38 tuổi, quê ở Đông Hưng, Thái Bình làm nghề thu mua phế liệu chia sẻ.


“Dịp Tết năm nay tôi cũng không kiếm được nhiều tiền vì hình như mọi người gặp khó khăn nên người ta không dọn đồ cũ. Hôm nào mua được nhiều thì bị người chủ thu mua ép giá, trả rẻ lắm nhưng vẫn phải bán. Từ sau Tết lên đến giờ càng chán hơn. Như hôm nay đi từ sáng đến quá trưa chỉ mua được ít phế liệu, bán được 20.000đ. Tôi vẫn phải cố đi vì ít nhiều cũng đỡ được tiền trọ”, chị T.T.H, 38 tuổi, quê ở Đông Hưng, Thái Bình làm nghề thu mua phế liệu chia sẻ.
“Dịp Tết năm nay tôi cũng không kiếm được nhiều tiền vì hình như mọi người gặp khó khăn nên người ta không dọn đồ cũ. Hôm nào mua được nhiều thì bị người chủ thu mua ép giá, trả rẻ lắm nhưng vẫn phải bán. Từ sau Tết lên đến giờ càng chán hơn. Như hôm nay đi từ sáng đến quá trưa chỉ mua được ít phế liệu, bán được 20.000đ. Tôi vẫn phải cố đi vì ít nhiều cũng đỡ được tiền trọ”, chị T.T.H, 38 tuổi, quê ở Đông Hưng, Thái Bình làm nghề thu mua phế liệu chia sẻ.
“Quanh xóm Bụi này chỉ có mình tôi làm nghề đánh cá. Mỗi ngày phải nhấc lưới lên xuống liên tục trong vòng 10 tiếng đồng hồ nên tay mỏi rời ra như có người chặt. Vất lắm chứ. Khi thả lưới phải vặn người đau lắm không chịu được. Nam giới người ta làm nghề đánh bắt cá này từ bé rồi và họ có sức khỏe nên thường bơi thuyền lớn kia, còn mình vừa bơi thuyền lớn vừa làm thì khổ lắm. Đi một ngày thì cả tháng không làm được gì nữa vì đau bên lườn này. Tôi làm một mình nên chỉ có cái thuyền cóc này, khi ra sông chỉ lo bão gió bất chợt rất nguy hiểm đến tính mạng”, bác N.T.L, 64 tuổi, quê ở Việt Trì, Phú Thọ bộc bạch
“Quanh xóm Bụi này chỉ có mình tôi làm nghề đánh cá. Mỗi ngày phải nhấc lưới lên xuống liên tục trong vòng 10 tiếng đồng hồ nên tay mỏi rời ra như có người chặt. Vất lắm chứ. Khi thả lưới phải vặn người đau lắm không chịu được. Nam giới người ta làm nghề đánh bắt cá này từ bé rồi và họ có sức khỏe nên thường bơi thuyền lớn kia, còn mình vừa bơi thuyền lớn vừa làm thì khổ lắm. Đi một ngày thì cả tháng không làm được gì nữa vì đau bên lườn này. Tôi làm một mình nên chỉ có cái thuyền cóc này, khi ra sông chỉ lo bão gió bất chợt rất nguy hiểm đến tính mạng”, bác N.T.L, 64 tuổi, quê ở Việt Trì, Phú Thọ bộc bạch
“Bản tính tôi nóng nảy nên cũng có lúc to tiếng với vợ con, nhất là những lúc công việc chưa ổn định, làm đêm lại vất vả. Có lần, tôi hướng dẫn cháu học, chỉ bảo mấy lần mà nó vẫn không hiểu, cáu quá tôi quát lớn. Cháu vốn nhút nhát nên càng sợ và run. Tôi vụt cháu vài roi, cháu đã khóc và nói một câu làm tôi phải suy nghĩ và rơi nước mắt: Bố nói nhẹ nhàng thì con hiểu được, nếu bố đánh, con sợ thì không học được đâu. Làm ở chợ vất vả, lúc mệt hay cáu, vợ cãi lại là đánh luôn. Rồi cũng có những lúc mâu thuẫn do ghen tuông nên cũng nói nhau làm không khí gia đình căng thẳng, nặng nề”, chú L.Đ.H, 47 tuổi, quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa làm nghề đẩy xe chia sẻ.
“Bản tính tôi nóng nảy nên cũng có lúc to tiếng với vợ con, nhất là những lúc công việc chưa ổn định, làm đêm lại vất vả. Có lần, tôi hướng dẫn cháu học, chỉ bảo mấy lần mà nó vẫn không hiểu, cáu quá tôi quát lớn. Cháu vốn nhút nhát nên càng sợ và run. Tôi vụt cháu vài roi, cháu đã khóc và nói một câu làm tôi phải suy nghĩ và rơi nước mắt: Bố nói nhẹ nhàng thì con hiểu được, nếu bố đánh, con sợ thì không học được đâu. Làm ở chợ vất vả, lúc mệt hay cáu, vợ cãi lại là đánh luôn. Rồi cũng có những lúc mâu thuẫn do ghen tuông nên cũng nói nhau làm không khí gia đình căng thẳng, nặng nề”, chú L.Đ.H, 47 tuổi, quê ở Hoằng Hóa, Thanh Hóa làm nghề đẩy xe chia sẻ.
“Ở đây không có ai về quê ăn Tết cả, chỉ có ai quen “chân đất” thì xuống đây nhậu nhẹt, đánh phỏm, chắn cạ, cờ bạc ăn của nhau, có đi đâu mà về. Ở đây quê thì đủ loại: Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ...Cứ quen nhau rồi rủ nhau xuống đây ở chứ ngủ ngoài hiên sợ công an bắt nên nó mới phức tạp như vậy”, bác N.V.Q, 62 tuổi ở Thanh Oai, Hà Nội làm nghề thu nhặt phế liệu chia sẻ.
“Ở đây không có ai về quê ăn Tết cả, chỉ có ai quen “chân đất” thì xuống đây nhậu nhẹt, đánh phỏm, chắn cạ, cờ bạc ăn của nhau, có đi đâu mà về. Ở đây quê thì đủ loại: Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ...Cứ quen nhau rồi rủ nhau xuống đây ở chứ ngủ ngoài hiên sợ công an bắt nên nó mới phức tạp như vậy”, bác N.V.Q, 62 tuổi ở Thanh Oai, Hà Nội làm nghề thu nhặt phế liệu chia sẻ.
“Có lần đang kéo xe, nhìn thấy người chở hàng bằng xe máy bị đứt dây chun nhưng không biết đó là do bọn trộm cắt để lấy hàng nên tôi gọi để họ biết mà chằng hàng lại thì bị một bà xông ra đấm 2 cái vào mặt đau chết điếng mấy ngày liền. Hay trong lúc khiêng hàng chẳng may đùng vào người ta cũng bị đánh, bị chửi. Tôi tức quá nói lại thì bị đánh thêm. Tôi cũng không dám kể với chồng, vì chồng tôi biết sẽ không cho tôi đi làm nữa”, cô P.T.X, 40 tuổi, quê ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc làm nghề đẩy xe giãi bày.
“Có lần đang kéo xe, nhìn thấy người chở hàng bằng xe máy bị đứt dây chun nhưng không biết đó là do bọn trộm cắt để lấy hàng nên tôi gọi để họ biết mà chằng hàng lại thì bị một bà xông ra đấm 2 cái vào mặt đau chết điếng mấy ngày liền. Hay trong lúc khiêng hàng chẳng may đùng vào người ta cũng bị đánh, bị chửi. Tôi tức quá nói lại thì bị đánh thêm. Tôi cũng không dám kể với chồng, vì chồng tôi biết sẽ không cho tôi đi làm nữa”, cô P.T.X, 40 tuổi, quê ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc làm nghề đẩy xe giãi bày.
Nội dung triển lãm “Đêm sáng” được kết cấu thành 3 phần chính: Con đường di cư, cuộc sống nơi đô thị và bình minh. Những bức ảnh được in ấn với kỹ thuật âm bản cho thấy, ký ức buồn và tâm tư của những người lao động di cư không dễ được chia sẻ một cách tự nhiên trong đời thường.
Nội dung triển lãm “Đêm sáng” được kết cấu thành 3 phần chính: Con đường di cư, cuộc sống nơi đô thị và bình minh. Những bức ảnh được in ấn với kỹ thuật âm bản cho thấy, ký ức buồn và tâm tư của những người lao động di cư không dễ được chia sẻ một cách tự nhiên trong đời thường.


“Tôi dùng nước sạch được 2 năm rồi, trước đây cứ phải sang bên bãi gánh lên thuyền. Bây giờ tôi bơm nước sạch của nhà anh Tuấn xuống thuyền, không phải dùng nước sông nữa, đưa tiền anh ấy cũng không lấy, nhiều lúc cũng ngại. Điện thì có khoảng 10 năm rồi. Một lần chúng tôi khiêng cái bình ắc quy 75kg dùng để thắp sáng qua cổng nhà anh Trung thì vợ tôi bị trẹo chân ngã. Anh ra khiêng giúp và xoa dầu cho bà nhà tôi. Sau hôm đó, anh cho nhà tôi mắc điện dùng không lấy tiền nhưng giờ giá điện tăng nên tôi đưa cho anh ấy 200 nghìn đồng một tháng”, bác N.V.Q, 62 tuổi ở Thanh Oai, Hà Nội làm nghề thu nhặt phế liệu chia sẻ.
“Tôi dùng nước sạch được 2 năm rồi, trước đây cứ phải sang bên bãi gánh lên thuyền. Bây giờ tôi bơm nước sạch của nhà anh Tuấn xuống thuyền, không phải dùng nước sông nữa, đưa tiền anh ấy cũng không lấy, nhiều lúc cũng ngại. Điện thì có khoảng 10 năm rồi. Một lần chúng tôi khiêng cái bình ắc quy 75kg dùng để thắp sáng qua cổng nhà anh Trung thì vợ tôi bị trẹo chân ngã. Anh ra khiêng giúp và xoa dầu cho bà nhà tôi. Sau hôm đó, anh cho nhà tôi mắc điện dùng không lấy tiền nhưng giờ giá điện tăng nên tôi đưa cho anh ấy 200 nghìn đồng một tháng”, bác N.V.Q, 62 tuổi ở Thanh Oai, Hà Nội làm nghề thu nhặt phế liệu chia sẻ.

“Với 4 sào đất bãi đang trồng rau kiếm sống, nếu Nhà nước thu hồi để xây dựng dự án thì tôi mong sao được đền bù một khoản kha khá, lúc đó vợ chồng tôi sẽ tính đến chuyển đổi công việc khác có thu nhập ổn định mà đỡ vất vả hơn”, chú H.Q.V, 47 tuổi, quê ở Lục Nam, Bắc Giang làm nghề trồng rau chia sẻ.
“Với 4 sào đất bãi đang trồng rau kiếm sống, nếu Nhà nước thu hồi để xây dựng dự án thì tôi mong sao được đền bù một khoản kha khá, lúc đó vợ chồng tôi sẽ tính đến chuyển đổi công việc khác có thu nhập ổn định mà đỡ vất vả hơn”, chú H.Q.V, 47 tuổi, quê ở Lục Nam, Bắc Giang làm nghề trồng rau chia sẻ.



  
Ngọc Khánh