Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở phụ nữ sau khi nạo phá thai. Dưới đây chúng tôi xin được cung cấp một số nguyên nhân chính gây lên tình trạng này.Cắt tử cung do tai biến cấp sau nạo phá thai Hầu hết những trường hợp buộc phải cắt tử cung sau khi nạo phá thai là do nhiễm trùng, thủng, rách tử cung hay tổn thương các mạch máu gây nên chảy máu nhiều, không cầm được. Sau khi làm thủ thuật bỏ thai nếu bệnh nhân có biểu hiện sốt cao liên tục, có dấu hiệu viêm vùng chậu (đau bụng dưới, sốt, mệt mỏi…) mất máu nhiều phải truyền máu… thì có đến 88% phải phẫu thuật và cắt tử cung. Cắt tử cung đôi khi là chọn lựa duy nhất vì nếu không bệnh nhân sẽ tử vong vì xuất huyết trong ổ bụng hay viêm phúc mạc.Viêm nhiễm vùng chậu Bất kỳ những thủ thuật nào liên quan đến nong cổ tử cung đều có thể gây viêm vùng chậu do đưa vi khuẩn từ âm đạo, cổ tử cung đến các cơ quan vùng chậu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet) |
Một số nghiên cứu đã kết luận rằng “ viêm vùng chậu là tai biến thường gặp nhất của nạo phá thai”, gây đau bụng dưới kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần. Viêm vùng chậu dẫn đến viêm dính, tắc vòi trứng, gây hiếm muộn. Viêm dính vòi trứng dễ đưa đến thai ngoài tử cung. Viêm dính vùng chậu do nhiễm Chlamydia trachomatis là thường gặp nhất. Phần lớn phụ nữ bị nhiễm Chlamydia trachomatis đều không được chẩn đoán kịp thời do không có biểu hiện cụ thể.Dính buồng tử cung Nội mạc tử cung chia thành hai lớp, lớp đáy ở dưới và lớp chức năng ở trên. Lớp chức năng là lớp bị bong ra mỗi lần hành kinh, còn lớp đáy chịu trách nhiệm tái tạo lại lớp niêm mạc đã mất đi. Thủ thuật nạo thai quá sâu làm mất hết lớp chức năng đến lớp đáy nội mạc tử cung sẽ gây dính buồng tử cung. Dính buồng tử cung không sảy ra tức thì sau khi nạo phá thai mà diến biến từ từ, có thể không biếu hiện chứng gì ngoài kinh ít có thể có thai tự nhiên, tuy nhiên có khoảng 15% trường hợp thai tự sảy do không thể bám được vào tử cung. Nếu dính nặng, khả năng có thai thấp hơn và tỉ lệ sảy thai cao hơn nhiều. Có đến 68% phụ nữ hiếm muộn thứ phát khi nạo phá thai từ 2 lần trở lên.Sót xương thai trong tử cung Hiếm muộn do sót xương thai trong tử cung thường khó chẩn đoán và rất dễ bị bỏ sót. Phần bị bỏ sót có thể nằm trong nội mạc tử cung hay trong cơ tử cung, gây đau, khó chịu trước khi hành kinh, máu ra nhiều. Các dấu hiệu này rất dễ bị bỏ qua khi bệnh nhân điều trị hiếm muộn. Có nhiều giả thiếu lý giải sự liên quan giữa sót xương thai trong tử cung và hiếm muộn như sự ngăn cản thai bám vào tử cung, sảy thai sớm do tăng thể tiết của chất gây co thắt tử cung từ mô thai bị sót… Nạo phá thai có biến chứng làm tăng nguy cơ hiếm muộn. Vì vậy, trong trường hợp chưa muốn có thai, bạn nên tham vấn với bác sỹ chuyên khoa để chọn cho mình một biện pháp ngừa thai thích hợp, hạn chế tối đa nạo phá thai.
Nguồn: Mangthai