Gần một thế kỷ nay, các nhà khoa học đã kiên trì chế tạo những viên dinh dưỡng giúp giảm cân mà không có tác dụng phụ từ rối loạn tiêu hóa đến những vấn đề tim mạch.
Đầu tuần qua, một ban thẩm định thuốc đã đề xuất với Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bán viên thuốc dinh dưỡng mới nhất có tên Qnexa. Đề xuất này một lần nữa làm dấy lên hi vọng Mỹ có thể chấp nhận viên thuốc giảm béo đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ.
Theo AP, thuốc Qnexa mới ra mắt là một trong ba loại thuốc đệ đơn xin được chấp nhận ở Mỹ và được quảng bá là không có tác dụng phụ. “Tuy nhiên thời gian sẽ trả lời sự thật,” một thành viên Ban thẩm định cục FDA, tiến sỹ Kenneth Burman thuộc Trung tâm nghiên cứu Viện Washington ở Washington DC, Mỹ cho biết.
“Bảo rằng có thuốc chữa béo phì giống như là bảo tôi bạn đã có thuốc chữa sốt rét”, tiến sỹ Mitchell Roslin, trưởng phòng phẫu thuật giảm cân ở Bệnh viên Bắc Westchester, New York cho biết. “Có hàng triệu lý do khác nhau khiến một người béo phì. Đây thực sự là một triệu chứng của rất nhiều yếu tố ngầm khác nhau”.
Một viên thuốc dinh dưỡng an toàn và hiệu quả sẽ ngày càng được ưa chuộng khắp thế giới. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất trong việc tạo ra một viên thuốc chống tăng cân là dường như không có cách an toàn nào để dừng một trong những quá trình quan trọng nhất của cơ thể, tăng cân.
Trong hàng triệu năm, loài người đã được lập trình để tiêu thụ calo và dự trữ chúng thành năng lượng hoặc chất béo. Chính cơ chế sinh học khiến cho việc giảm cân bằng cách ngừng ăn trở thành không thể. Ngược lại, giảm lượng thực phẩm sẽ khiến cơ thể “kêu gào” đòi dự trữ calo dữ dội hơn.
“Trong suốt hầu hết lịch sử loài người, con người rất đói calo, vì vậy cơ thể chúng ta đã dần hình thành nhiều phương thức tự nhiên để chống lại cái đói”, tiến sỹ David Katz thuộc Trung tâm nghiên cứu phòng bệnh Đại học Yale cho biết. “Chúng ta không có cách phòng chống nào đối với việc ăn quá năng lượng bởi vì loài người chưa từng cần điều đó.”
Vì vậy, ngành công nghiệp dược phẩm thế giới đã tìm kiếm một loại thuốc giúp cơ thể loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong gần 100 năm qua. Hầu hết những thí nghiệm và nghiên cứu đều không tìm được một loại thuốc hữu hiệu.
Những cố gắng đầu tiên tập trung vào việc tăng tốc quá trình trao đổi chất, hay chính là quá trình cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Tốc độ trao đổi chất kiểm soát việc chúng ta đốt cháy calo nhanh hay chậm và cuối cùng chúng ta sẽ tăng cân lên bao nhiêu.
Những năm 1930, trong đơn thuốc của các dược sỹ có một loại thuốc có tên dinitrophenol, có thể tăng tốc quá trình trao đổi chất, và cũng gây ra bệnh sốt, sưng tấy và thậm chí ngộ độc với một số bệnh nhân. Sau đó thuốc đã bị cấm từ năm 1938 ở Mỹ.
Trong thập kỷ 50 và 60, amphetamines trở nên phổ biến bởi chúng có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và kìm hãm sự thèm ăn. Tuy nhiên thuốc này cũng bị chứng minh là gây nghiện và chuyên gia phát hiện chúng gây tăng huyết áp và nhịp tim. Thuốc Amphetamine phentermine sau đó được chấp nhận đối với việc giảm cân trong thời gian ngắn, thường dưới 12 tuần, mặc dù ít khi chúng được bán bởi khả năng gây nghiện của nó.
Có lẽ loại thuốc giảm cân tồi tệ nhất được ra mắt vào những năm 1990 và liên quan đến sự kết hợp phentermine và một thuốc chống tăng cân khác được gọi là fenfluramine. Sự kết hợp 2 loại thuốc này chưa bao giờ được các nhà cầm quyền cho phép. Song hơn 18 triệu viên thuốc fen-phen đã được bán ra ở Mỹ vào năm 1996.
Một năm sau, các nghiên cứu đã chỉ ra có tới 1/3 số bệnh nhân dùng fen-phen bị tổn hại van tim. Năm 1997, công ty dược phân phối thuốc này đã phải thu hồi lại thuốc và chi trả 13 tỉ USD cho hàng triệu ca kiện tụng tổn hại cá nhân.
Đến thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21, các nhà sản xuất dược phẩm đã chuyển hướng sang những công thức pha chế giúp giảm béo. Hiện tại, loại thuốc duy nhất chống giảm béo dùng dài hạn được phép bán ở Mỹ là orlistat, được bán với tên thuốc là Xenical và alli. Thuốc này hoạt động theo cơ chế chặn việc hấp thụ chất béo.
Tuy nhiên thuốc này cũng gây tác dụng phụ khó chịu, bao gồm tiêu chảy. Hướng dẫn sử dụng thuốc alli thậm chí khuyến cáo người dùng nên bắt đầu dùng thuốc khi họ có vài ngày nghỉ hoặc nên mang thêm quần sơ cua đến công sở.
Hầu hết các công ty dược hiện tại đều tập trung vào những dược phẩm hoạt động theo cơ chế chặn những tín hiệu não và nhu cầu đói ăn, thèm ăn của cơ thể.
Đầu tuần qua, một ban thẩm định thuốc đã đề xuất với Cục quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép bán viên thuốc dinh dưỡng mới nhất có tên Qnexa. Đề xuất này một lần nữa làm dấy lên hi vọng Mỹ có thể chấp nhận viên thuốc giảm béo đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ.
Gần như luôn gặp thất bại, song trong 100 năm qua, các nhà khoa học luôn kiên trì tìm kiếm một viên thuốc chống béo phì. Ảnh minh họa: howtolosebellysfat. |
“Bảo rằng có thuốc chữa béo phì giống như là bảo tôi bạn đã có thuốc chữa sốt rét”, tiến sỹ Mitchell Roslin, trưởng phòng phẫu thuật giảm cân ở Bệnh viên Bắc Westchester, New York cho biết. “Có hàng triệu lý do khác nhau khiến một người béo phì. Đây thực sự là một triệu chứng của rất nhiều yếu tố ngầm khác nhau”.
Một viên thuốc dinh dưỡng an toàn và hiệu quả sẽ ngày càng được ưa chuộng khắp thế giới. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất trong việc tạo ra một viên thuốc chống tăng cân là dường như không có cách an toàn nào để dừng một trong những quá trình quan trọng nhất của cơ thể, tăng cân.
Trong hàng triệu năm, loài người đã được lập trình để tiêu thụ calo và dự trữ chúng thành năng lượng hoặc chất béo. Chính cơ chế sinh học khiến cho việc giảm cân bằng cách ngừng ăn trở thành không thể. Ngược lại, giảm lượng thực phẩm sẽ khiến cơ thể “kêu gào” đòi dự trữ calo dữ dội hơn.
“Trong suốt hầu hết lịch sử loài người, con người rất đói calo, vì vậy cơ thể chúng ta đã dần hình thành nhiều phương thức tự nhiên để chống lại cái đói”, tiến sỹ David Katz thuộc Trung tâm nghiên cứu phòng bệnh Đại học Yale cho biết. “Chúng ta không có cách phòng chống nào đối với việc ăn quá năng lượng bởi vì loài người chưa từng cần điều đó.”
Vì vậy, ngành công nghiệp dược phẩm thế giới đã tìm kiếm một loại thuốc giúp cơ thể loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong gần 100 năm qua. Hầu hết những thí nghiệm và nghiên cứu đều không tìm được một loại thuốc hữu hiệu.
Những cố gắng đầu tiên tập trung vào việc tăng tốc quá trình trao đổi chất, hay chính là quá trình cơ thể chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Tốc độ trao đổi chất kiểm soát việc chúng ta đốt cháy calo nhanh hay chậm và cuối cùng chúng ta sẽ tăng cân lên bao nhiêu.
Những năm 1930, trong đơn thuốc của các dược sỹ có một loại thuốc có tên dinitrophenol, có thể tăng tốc quá trình trao đổi chất, và cũng gây ra bệnh sốt, sưng tấy và thậm chí ngộ độc với một số bệnh nhân. Sau đó thuốc đã bị cấm từ năm 1938 ở Mỹ.
Trong thập kỷ 50 và 60, amphetamines trở nên phổ biến bởi chúng có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và kìm hãm sự thèm ăn. Tuy nhiên thuốc này cũng bị chứng minh là gây nghiện và chuyên gia phát hiện chúng gây tăng huyết áp và nhịp tim. Thuốc Amphetamine phentermine sau đó được chấp nhận đối với việc giảm cân trong thời gian ngắn, thường dưới 12 tuần, mặc dù ít khi chúng được bán bởi khả năng gây nghiện của nó.
Có lẽ loại thuốc giảm cân tồi tệ nhất được ra mắt vào những năm 1990 và liên quan đến sự kết hợp phentermine và một thuốc chống tăng cân khác được gọi là fenfluramine. Sự kết hợp 2 loại thuốc này chưa bao giờ được các nhà cầm quyền cho phép. Song hơn 18 triệu viên thuốc fen-phen đã được bán ra ở Mỹ vào năm 1996.
Một năm sau, các nghiên cứu đã chỉ ra có tới 1/3 số bệnh nhân dùng fen-phen bị tổn hại van tim. Năm 1997, công ty dược phân phối thuốc này đã phải thu hồi lại thuốc và chi trả 13 tỉ USD cho hàng triệu ca kiện tụng tổn hại cá nhân.
Đến thập kỷ đầu tiên thế kỷ 21, các nhà sản xuất dược phẩm đã chuyển hướng sang những công thức pha chế giúp giảm béo. Hiện tại, loại thuốc duy nhất chống giảm béo dùng dài hạn được phép bán ở Mỹ là orlistat, được bán với tên thuốc là Xenical và alli. Thuốc này hoạt động theo cơ chế chặn việc hấp thụ chất béo.
Tuy nhiên thuốc này cũng gây tác dụng phụ khó chịu, bao gồm tiêu chảy. Hướng dẫn sử dụng thuốc alli thậm chí khuyến cáo người dùng nên bắt đầu dùng thuốc khi họ có vài ngày nghỉ hoặc nên mang thêm quần sơ cua đến công sở.
Hầu hết các công ty dược hiện tại đều tập trung vào những dược phẩm hoạt động theo cơ chế chặn những tín hiệu não và nhu cầu đói ăn, thèm ăn của cơ thể.
Theo Vietnamnet