Vị trí đôi chân được tính từ hông đến các ngón chân bao gồm mạng lưới gồm hơn 60 xương khác nhau giúp chúng ta di chuyển mỗi ngày.
Đôi chân được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự quyến rũ đối với mỗi người về mặt ngoại hình. Nhưng hơn cả thế, đôi chân còn nói nhiều hơn về sức khỏe của chúng ta.
Đôi chân ngắn với phần cơ thể dài
Những người với phần thân dài kèm theo chân ngắn thường có độ dài từ đầu gối đến mắt cá chân ngắn hơn so với độ dài từ đầu gối đến hông.
Đối với các vận động viên, tỉ lệ này có thể giúp họ lấy trọng tâm thấp hơn, khả năng thay đổi hướng linh hoạt hơn nhưng chân ngắn cũng có mối liên quan mật thiết đến bệnh tim.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và sức khỏe cộng đồng năm 2001 cho thấy chân càng ngắn, bạn càng có nguy cơ cao phải đối mặt với bệnh tim mạch.
Chân dài
Cả nam giới và phụ nữ đều thừa nhận rằng có một đôi chân dài là vô cùng hấp dẫn và đáng tự hào.
Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng đôi chân dài là dấu hiệu của một chế độ dinh dưỡng đảm bảo và khả năng sinh sản được nâng cao.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Tiến hóa và Hành vi con người năm 2008 cho thấy chiều dài chân được coi là chỉ số tốt về dinh dưỡng, vì chân ngừng phát triển một khi phụ nữ đến tuổi dậy thì.
Nếu một người phụ nữ có đôi chân dài, rất có thể họ được lớn lên trong một môi trường tốt – điều này có tác động tích cực đến khả năng sinh sản.
Chân chắc
Nếu bạn có đôi chân chắc nịch hoặc dày, hãy lưu ý tới các vấn đề về gan. Phụ nữ với đôi chân có chiều rộng từ 50,8 – 73,7 cm thường có mức độ cao của 4 enzym: anine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT), aspartate transaminase (AST), và alkaline phosphatase (ALP) – những tác nhân dễ gây bệnh gan trong cơ thể.
Các chuyên gia cũng cho rằng chế độ dinh dưỡng khi còn nhỏ ở trẻ em không chỉ ảnh hướng đến sự tăng trưởng, phát triển mà còn có tác động đến sự phát triển bệnh gan khi trưởng thành.
Ngoài ra, người có chân ngắn, chắc cũng có nguy cơ bị tiểu đường loại 2 lớn hơn 20% so với người bình thường.
Một nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Diabetes Care 2006 thấy chân ngắn tỷ lệ thuận với bệnh tiểu đường, chân càng ngắn thì nguy cơ mắc tiểu đường càng cao.
Đùi mập, kích thước lớn
Sở hữu một cặp đùi hơi mập có thể khiến bạn cảm thấy một chút phiền toái và thiếu tự tin khi diện đồ, nhưng bù lại, nó thực sự có thể giúp bạn sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2009 cho thấy chu vi bắp đùi khoảng 62 cm sẽ bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ tử vong sớm hoặc bệnh tim ở cả nam và nữ giới, trong khi đùi nhỏ và mỏng sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn.
Các chuyên gia thấy rằng vòng đùi được tạo thành chủ yếu bởi các cơ và bắp thịt – yếu tố có tác động tích cực đến việc điều tiết insulin và chống viêm nhiễm trong cơ thể.
Chân hay bị chuột rút
Khi đi bộ, leo cầu thang, hoặc tập thể dục, bạn thường gặp phải những cơn chuột rút đau đớn ở bắp đùi hoặc bắp chân – đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên (PAD), hay sự xơ cứng động mạch trong hệ thống tuần hoàn.
Các cơn đau có liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên thường biến mất khi bạn ngừng tập thể dục. Nhưng nếu đã ngừng tập và vẫn gặp các cơn đau, có thể bạn đã bị bệnh nặng.
Những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh bao gồm hút thuốc, tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao trong cơ thể.