Cách đây đúng 65 năm, ngày 27/2/1955, nhân dịp Hội nghị Cán bộ y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Hội nghị.
Trong thư, Người nêu rõ: “Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang”.
“Nhiệm vụ rất vẻ vang” ấy đã được lớp lớp cán bộ chiến sĩ, đội ngũ y bác sĩ ghi lòng, tạc dạ chung tay phát triển để nghề Y trở thành một nghề rất đặc biệt và cao quí trong xã hội.
Năm 2020, trong dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của ngành, trước tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp như hiện nay, ngành Y tế, thay vì kỷ niệm rình rang, hội nghị, hoa đèn… lại phải căng mình phối hợp với các Ban ngành đoàn thể tập trung toàn nguồn lực thực hiện công tác phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 (nCoV).
Có lẽ những y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19 và đội ngũ y tế phụ trợ đã và đang trải qua những phút giây căng cẳng, mệt mỏi xen lẫn tự hào.
Qua nhiều thăng trầm của ngành Y, đến nay ngành y Việt Nam có thể tự hào về những gì mình đạt được.
Việt Nam đã thực hiện thành công ca ghép tay đầu tiên trên thế giới từ người cho sống. Ảnh TTXVN |
Mới đây, ngày 24/2/2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 công bố thực hiện thành công ca ghép chi thể đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, đồng thời là ca ghép chi thể đầu tiên trên thế giới lấy từ người cho sống.
Đó là thành tựu y học kỳ diệu mà các bác sĩ Việt Nam đã chinh phục thành công.
Cũng cần phải nói cho rõ rằng, những năm qua, Việt Nam liên tục có những bước đột phá đáng kinh ngạc trong ngành ghép tạng, mang lại cơ hội sống cho nhiều người bệnh.
Những gói mì tôm tặng bác sĩ và niềm tin thắng giặc Covid |
Năm 2019, lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện 2 ca ghép tạng đặc biệt: ghép phổi đồng thì với mổ tim và ghép đồng thời gan – thận.
Ca ghép tạng này cũng đã xác nhận kỷ lục trong ngành ghéo tạng khi đã thực hiện 15 ca ghép tạng chỉ trong một tuần.
Với sự tham gia của 300 y, bác sĩ, với sự phối hợp đồng bộ, tổ chức chuyên nghiệp, điều phối kịp thời và trên hết khẳng định trình độ chuyên môn cao.
Trong số 15 ca ghép tạng từ ba người chết não hiến tạng, có hai ca ghép tạng xuyên Việt và một ca ghép phổi.
Với 15 ca ghép tạng trong một tuần, Việt Nam đánh dấu kỳ tích mới vì trong suốt 10 năm qua, tính đến thời điểm thực hiện ca ghép đa tạng này, mới có 57 trường hợp hiến tạng.
Ngày 4/10/2019, bệnh nhân thứ 2 được ghép phổi được xuất viện trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của người thân và đội ngũ y bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ đã giật lại tay tử thần mạng sống kỳ diệu.
Trước đó, năm 2018, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã thực hiện thành công ca ghép phổi đầu tiên. Sự thành công kỳ diệu của ca ghép phổi sau 10 tháng nằm hồi sức sau ghép vô cùng gian nan, với một sự chăm sóc cực kỳ đặc biệt của đội ngũ y bác sĩ.
Không chỉ thành công với kỹ thuật cấy ghép, nhiều kỹ thuật y khóa khác đã được các y bác sĩ Việt Nam chinh phục, sáng tạo, cứu sống cho nhiều người bệnh.
Một trong 10 thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc nhất Việt Nam 2018 đã thuộc về ngành y khi kỹ thuật phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ của các bác sĩ bệnh viện Nội tiết Trung ương được bầu chọn.
Sáng 26/2, bệnh nhân N.V.V (55 tuổi, ở Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) dương tính với virus Covid- 19 đã khỏi bệnh và được ra viện. Ảnh TTXVN |
Kỹ thuật chép tế bào gốc tạo máu điều trị các bệnh máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đang là phương pháp điều trị triệt để nhất giúp cho bệnh nhân bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.
14/12/2019, tai bệnh viện Phụ sản Hà Nội, em bé đầu tiên được cứu sóng nhờ can thiệp tế bào thai được sinh ra khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc của gia đình và đội ngũ y bác sĩ.
Kỹ thuật can thiệp tế bào thai là một trong những chinh phục kỹ thuật sản khoa cao nhất, hiện đại nhất trên thế giới đã được các bác sĩ Việt Nam chinh phục thành công.
Năm 2019, hàng chục sản phụ có thai đôi và mắc bệnh lý truyền máu song thai đã được can thiệp thành công.
Kỹ thuật can thiệp bào thai có thể can thiệp được ở hầu hết các cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi…
Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Công tác nghiên cứu sản xuất vắc xin được đẩy mạnh, đạt được những kết quả đáng tự hào.
Những ngày này, dịch bệnh virus Corona mới (Covid-19 hay SARS-CoV-2) đang có những diễn biến phức tạp nhưng nói như Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta đã chiến thắng trận đầu nhưng không có nghĩa chúng ta chủ quan.
Ngành Y tập trung chống dịch, không tổ chức hội nghị kỷ niệm ngày thầy thuốc |
Một trong những “chiến công” góp phần lên chiến thắng trận đầu đó chính là ngày 7/2/2020, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương công bố đã nuôi cấy và phân lập thành công chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) gây dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), tạo điều kiện cho việc xét nghiệm các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm nCoV. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển vắc xin phòng, chống loại virus này trong tương lai.
Trong công tác phòng chống dịch bệnh, ngành y cũng có những thành tựu đáng nể, khiến bạn bè quốc tế khâm phục.
Ngày 26/2, bệnh nhân nhiễm Covid-19 cuối cùng trong tổng số 16 người nhiễm tại Việt Nam đã được ra viện.
Tính đến nay, Việt Nam đã bước đầu kiểm soát tốt, khoanh vùng, cách ly, điều trị thành công 16 ca bệnh dương tính với Covid-19.
Trong không khí của cả xã hội “chống dịch như chống giặc”, ngành Y đã và đang là những chiến sĩ tiên phong nơi tuyến đầu.
Cả xã hội đang có những lời cám ơn đối với đội ngũ ngành y tế. Thế nhưng so với những hi sinh, vất vả của đội ngũ y bác sĩ trong cuộc chiến với giặc Covid-19, những lời cảm ơn là chưa đủ.
Và có lẽ đây cũng là dịp mỗi cán bộ, nhân viên ngành y tế cần phát huy nhiều hơn nữa về đạo đức, y đức, phẩm chất của người thầy thuốc theo đúng quan điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói đó là “Lương y phải như từ mẫu”, nghĩa là “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”.
Nhìn, nghe những lời cám ơn của những bệnh nhân ra viện, những bức thư cảm ơn, các cháu học sinh phải cách ly ở Sơn Lôi (Bĩnh Xuyên, Vĩnh Phúc) mới thấy tấm lòng của đội ngũ Y bác sĩ trân quý biết bao nhiêu.