Cơ hội học tập nghiên cứu sau đại học tại "đất nước của giải Nobel"

28/10/2013 08:28
Kiều Oanh
(GDVN) - Chiều ngày 25/10/2013, đại sứ quán Thụy Điển có buổi trao đổi thông tin với báo chí về “cơ hội học tập nghiên cứu sau đại học tại Thụy Điển - đất nước của giải Nobel”. Đây là một quốc gia phát triển thuộc liên minh Châu Âu, đứng đầu trong các nước sáng tạo nhất theo Union Scoreboad 2013.
Buổi họp có sự tham gia của đại sứ Thụy Điển - bà Camilla Mellander, đại diện cơ quan chịu trách nhiệm cũng như đại diện của các trường Đại học danh tiếng và hàng đầu thế giới như Lund University, Uppsala University, Karolinska Institutet and the Royal Institute of Technology.

Hiện tại, Thụy Điển có 37 trường đại học, một số các trường đại học có từ thế kỷ thứ XV như trường Uppsala University được thành lập năm 1477, khoảng 7.000 sinh viên học đại học, và một số sinh viên học cao học, sinh viên học quốc tế.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển.
Bà Camilla Mellander, Đại sứ Thụy Điển chia sẻ: “Thụy Điển có nền giáo dục tiên tiến, đứng thứ hai trên thế giới  về giáo dục sau đại học. Các du học sinh được nhà trường cung cấp đầy đủ các thiết bị học tập. Điều ấn tượng nhất trong giáo dục Thụy Điển là sự linh hoạt tối đa của chương trình học và sinh viên được rèn luyện phong cách để trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu.

Thụy Điển nổi tiếng về sự đổi mới trong việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp và các học viện, điều này luôn được đánh giá nghiêm ngặt. Các trường đại học Thụy Điển luôn luôn cải tiến và đầu tư vào các nghiên cứu và các ý tưởng độc đáo. Thụy Điển luôn là một trong những nước có nền giáo dục được đánh giá cao ở Châu Âu".

Đặc biệt, theo bà Camilla Mellander, trong vài năm gần đây, chính phủ Thụy Điển đã đẩy mạnh việc quốc tế hóa giáo dục đại học, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chủ đạo, tạo điều kiện cơ hội cho sinh viên quốc tế đến du học Thụy Điển. Đặc biệt hơn cả, học bổng chính phủ Thụy Điển cũng ưu tiên chọn Việt Nam là một trong mười nước được cấp học bổng cho nhiều khóa học tại các trường đại học hàng đầu của Thụy Điển như trường Lund, trường KTH, trường Uppsala, Viện Karolinska…

Điều ấn tượng nhất trong giáo dục Thụy Điển là sự linh hoạt tối đa của chương trình học và sinh viên được rèn luyện phong cách để chuẩn bị trở thành người lao động trong nền kinh tế toàn cầu theo 4 chỉ tiêu: làm việc theo nhóm (teamwork), rèn luyện kỹ năng kỹ thuật thực dụng (pragmatic technical skills), tập giải quyết vấn đề (problem solving) và tinh thần dám nghĩ dám làm trong doanh nghiệp (entrepreneuship). Các phong cách này thông qua làm việc từng nhóm học sinh thực hiện các đồ án dưới sự hướng dẫn của người thầy. Quá trình thực hiện đồ án luôn kèm theo các phân tích có tính phê phán (critical analysis)”.

Bà Camilla Mellander cho biết thêm, trong năm 2014, Thụy Điển có khoảng 500 học bổng được cấp cho sinh viên quốc tế và hy vọng số lượng sinh viên Việt Nam được học bổng sẽ tăng gấp đôi so với năm nay là tổng số tiền mà chính phủ Thụy Điển trao học bổng trị giá khoảng 200 triệu VNĐ”.

Bên cạnh đó, sự hợp tác chặt chẽ thường xuyên giữa khu vực tư nhân và các trường đại học với các tổ chức nghiên cứu. Chính điều này, cơ hội được thúc đẩy nhiều khả năng sáng tạo mới để tung ra thị trường cho các sinh viên có nhiều cơ hội lựa chọn.

Một khía cạnh khác mà rất nhiều người quan tâm là thủ tục Visa, đại sứ quán Thụy Điển cũng sẽ nỗ lực hết sức mình để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bạn sinh viên, khi sinh viên nhập học thì có những thủ tục dễ dàng khi tới Thụy Điển.

Ngoài những giờ học trên lớp thì sinh viên Việt Nam cũng có rất nhiều thời gian thú vị bên ngoài để tham gia các hiệp hội như: các nhóm sinh viên, tham gia các buổi tiệc tùng, hoạt động khiêu vũ theo kiểu Thụy Điển.

"Tại Đại sứ quán Thụy Điển, chúng tôi sẽ làm hết sức để đảm bảo thủ tục thuận lợi cho các sinh viên Việt Nam đã được các trường Thụy Điển tiếp nhận", vị đại sứ Thụy Điển nhấn mạnh.


Kiều Oanh