Sản phụ là người Thái Lan, vào Vinmec khám cấp cứu khi thai mới được 31 tuần tuổi.
Điều đáng nói là người mẹ nhập viện ở tình trạng cấp cứu và không đủ thời gian điều trị corticoid - thuốc kích thích trưởng thành phổi cho trẻ sinh non để phòng chống suy hô hấp cho bé. Mặc dù vậy, các bác sĩ vẫn phải quyết định cho người mẹ sinh bằng phương pháp mổ đẻ để kịp thời cứu cả 3 mẹ con. Do đó, nguy cơ trẻ sinh ra bị suy hô hấp nặng là điều đầu tiên các bác sĩ nghĩ tới và chuẩn bị các biện pháp cấp cứu kịp thời.
Sau nhiều ca bệnh đặc biệt, phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu cũng như trang thiết bị y khoa hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec dần trở thành một địa chỉ y tế và chăm sóc sức khỏe quen thuộc, tin cậy hàng đầu cho người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. |
Rất may là em bé đầu cân nặng 1.520 gr, sau sinh khóc được, tự thở được, chụp XQ tim phổi cho thấy có bệnh màng trong độ 1 nên không phải bơm surfactant qua nội khí quản. Tuy nhiên, đúng như dự đoán, em bé thứ 2, cân nặng 1.660 gr, sau sinh cũng khóc nhưng ngay sau đó đã có biểu hiện suy hô hấp nặng như thở nhanh, co kéo, tím tái, rên. Tại phòng mổ, em đã được bóp bóng oxy và nhanh chóng chuyển về khoa Hồi sức sơ sinh. Tại đây bé đã được hỗ trợ hô hấp bằng thở áp lực dương liên tục không xâm nhập qua mũi (CPAP).
Bác sĩ Trần Liên Anh, Trưởng Khoa Sơ sinh Vinmec cho biết: “Sau 3h cấp cứu, bé thứ 2 vẫn có biểu hiện thở vẫn rên nhanh, co kéo hô hấp mặc dù bão hóa oxy đã cải thiện hơn, lên được đích cần đạt khoảng 95%. Sau khi chụp lại XQ tim phổi thấy phổi mờ (Chẩn đoán bệnh màng trong độ 2-3) nên các bác sĩ đã quyết định hỗ trợ hô hấp cho bé bằng cách đặt ống nội khí quản, cho thở máy và bơm cursurf qua nội khí quản. Sau 6 tiếng cấp cứu liên tục, tình trạng suy hô hấp của cháu bé đã cải thiện, phổi nở lên tốt, thông khí phổi tốt, cháu đã được cai máy và thở khí trời hoàn toàn”.
Tuy nhiên, Bác sĩ Trần Liên Anh cũng nhấn mạnh rằng vấn đề đặt ra tiếp ở đây là 2 cháu sinh non nên quá bé và yếu, do đó, việc chăm sóc cho các cháu đòi hỏi sự cẩn trọng và an toàn tuyệt đối. Hai cháu đều được chăm sóc nằm trong lồng ấp, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch để cung cấp chất và năng lượng qua dịch truyền trong 3 ngày đầu. Sau đó, các cháu được phối hợp cho ăn thêm qua sonde dạ dày (đưa thức ăn, dinh dưỡng thông qua ống thông qua dạ dày), rồi tiếp theo bắt đầu tập cho ăn bằng đường miệng và cuối cùng là tập bú bằng bình. Sau gần 1 tháng điều trị, bé thứ nhất đã tăng lên 2450gr và cân nặng của bé thứ 2 là 2460gr và đều tự bú sữa qua bình tốt.
Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Vinmec cho biết: “Nguy cơ xảy ra với các bé đẻ non có rất nhiều nhưng giúp các bé hô hấp tốt là điều đầu tiên phải làm cũng như duy trì tuần hoàn, thân nhiệt, tránh bội nhiễm và các tai biến do hô hấp hỗ trợ và cung cấp đủ năng lượng để các bé phát triển được. Biện pháp chăm sóc 2 bé này đã được chúng tôi thực hiện bài bản, toàn diện và theo trình tự nên đã đạt được kết quả tốt đẹp, hai cháu đã khỏe mạnh và đã được ra viện”.
Có thể thấy sau nhiều ca bệnh đặc biệt, phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu cũng như trang thiết bị y khoa hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang nỗ lực hết sức mình trong việc khám và điều trị cho người bệnh, dần trở thành một địa chỉ y tế và chăm sóc sức khỏe quen thuộc, tin cậy hàng đầu cho người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
V.P