20 bài kiểm tra sức khỏe định kỳ hiệu quả
Có thể bạn chưa biết: Giận dữ gây tổn thương não, gan, tim...
Acanthamoeba gây viêm não u hạt (GAE) và viêm giác mạc (AK)
Acanthamoeba là loại amip có mặt trong đất, nước ngọt và nước mặn, không khí khắp nơi trên thế giới. Acanthamoeba bị ức chế bởi nhiệt độ cao (35 – 390C). Rất nhiều người nhiễm amip, amip được phát hiện thấy ở dịch hầu họng của người bình thường, tỷ lệ có kháng thể với amip tới 50 – 100%. Viêm não u hạt do Acanthamoeba thường sau viêm giác mạc do Acanthamoeba, chủ yếu gặp ở người suy giảm miễn dịch, trẻ em suy dinh dưỡng, ở người rất trẻ (<15 tuổi) hoặc già (>60 tuổi), bệnh xuất hiện quanh năm. Tiến triển âm thầm và bán cấp, thường xuất hiện tổn thương thần kinh khu trú, thời gian bệnh trung bình 39 ngày, phần lớn trường hợp cũng đều tử vong.
Việc chẩn đoán miễn dịch ít giá trị do kháng thể có thể xuất hiện ở người bình thường, chủ yếu chẩn đoán bằng sinh thiết não.
Điều trị dựa vào chẩn đoán GAE sớm và điều trị kết hợp thuốc như pentamidine, azole (fluconazole; itraconazole hay ketoconazole), sulfonamide, flucytosine. Chưa có phác đồ tối ưu và các xét nghiệm đánh giá sự nhạy cảm thuốc có thể có ích trong quyết định phác đồ điều trị.
Balamuthia mandrillaris gây viêm não u hạt
Balamuthia mandrillaris là loại amip gây nhiễm cho người và động vật khắp thế giới, tỷ lệ tử vọng rất cao, tuy nhiên ít gặp ở tự nhiên, trong đất, nước. Amip lan theo đường máu từ những ổ nhiễm khuẩn ở phổi, da tới não. Bệnh tiến triển bán cấp hoặc mạn tính, triệu chứng chính là sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, co giật, tổn thương thần kinh khu trú, tử vong trong vòng vài tháng.
11 "mẹo" hay chữa hôi miệng hiệu quả
Nhanh chóng lấy lại năng lượng bằng những động tác vô cùng đơn giản
Hiện chưa có phác đồ tối ưu, cần chẩn đoán sớm và kết hợp thuốc, các ca bệnh thành công được điều trị bằng flucytosine, pentamidine, fluconazole, sulfadiazine và macrolide (azithromycin hay clarithromycin).
Sappinia gây viêm não u hạt
Sappinia amip thường thấy trong đất, phân động vật. Mới chỉ có một ca bệnh GAE được thông báo, bệnh nhân trước đó hoàn toàn khỏe mạnh, sau đó xuất hiện khối phát triển ở thùy thái dương, phân lập được amip.
Điều trị thành công bằng azithromycin, pentamidine, itraconazole và flucytosine.
Ngoài ra Acanthamoeba SPP còn gây viêm giác mạc (AK): xuất hiện ở người khỏe mạnh mang kính áp tròng hay bị chấn thương giác mạc.
Phòng bệnh do amip tự do
Do Acanthamoeba và B. mandrillaris phân bố rộng rãi, việc phòng chống nhiễm rất khó khăn. PAM rất hiếm gặp, do đó việc giám sát thường xuyên N. fowleri ở các bể bơi công cộng thường ít được thực hiện. Tuy nhiên, chỉ với một nguồn nhiễm (ví dụ một bể bơi) có thể gây ra một chùm ca bệnh cùng phơi nhiễm, do đó các nhà chức trách cần xem xét đóng cửa nơi nghi ngờ.
Nước máy cũng có thể nhiễm N. fowleri, do đó các biện pháp xử lý nước mới có khả năng loại trừ amip tự do đang được nghiên cứu. N. fowleri dễ bị diệt bằng chlor, do đó cần kiểm soát chất lượng nước bằng chlor với nồng độ phù hợp.
Cần lưu ý nguy cơ nhiễm amip tự do ở những vùng nước tự nhiên ấm, tù đọng. Tránh bơi lội ở những vùng nước như vậy, sử dụng dụng cụ bảo vệ mũi để tránh bị nước vào mũi. Viêm giác mạc do amip Acanthamoeba (AK) chủ yếu liên quan tới kính áp tròng, do đó, không nên đeo kính áp tròng khi bơi, tắm, vệ sinh kính hàng ngày bằng dung dịch chuyên dụng mới, sau đó để khô. Cần sử dụng dung dịch vệ sinh kính có khả năng diệt Acanthamoeba.
Do kết quả điều trị phụ thuộc rất lớn vào thời gian nên những bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với nước ấm, có các triệu chứng rối loạn khứu giác, vị giác, sốt, đau đầu, buồn nôn... cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.