Đường là một trong những loại gia vị phổ biến, thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ mình không nên tùy tiện sử dụng đường hay thay thế đường bằng những chất tạo ngọt khác mà không tìm hiểu kỹ? Hiện nay, vì các nhu cầu khác nhau, nhiều người dùng đã sử dụng các loại đường thay thế và hậu quả có thể khó lường.Đường thường: năng lượng khá cao Chỉ dùng tối đa khoảng 20 gam (tức khoảng hai muỗng cà phê) lượng đường cát, đường kính, đường tinh luyện trong khẩu phần hằng ngày của mỗi người trưởng thành. Thông dụng nhất để tạo vị ngọt là loại đường được tinh chế từ mật mía, sau khi được xử lý, đường sẽ kết tinh thành hạt như hạt cát nên còn được gọi là đường cát. Đường phèn cũng được nấu từ đường kính trắng, thêm vào nước vôi trong và trứng để lọc tạp chất. Đường thốt nốt cũng nằm trong nhóm đường saccharose nhưng chiết xuất từ cây thốt nốt với mùi vị đậm đà hơn. Các loại đường này thuộc nhóm đường đơn giản, có mức năng lượng khá cao (4kcal/gam) và làm tăng đường huyết nhanh. Các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe luôn khuyên chúng ta chỉ nên dùng tối đa khoảng 20 gam (tức khoảng hai muỗng cà phê) lượng đường đơn giản này trong khẩu phần hằng ngày của mỗi người trưởng thành (bao gồm cả lượng đường này chứa trong các loại bánh kẹo, kem, chè...), song thực tế bạn có ăn vượt xa mức này không?
Đường ăn kiêng: kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng
Đây là loại đường có độ ngọt thấp, chiết xuất tự nhiên từ thực phẩm, được xem là loại đường chuyên dụng dành cho các bệnh nhân tiểu đường do có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, loại đường này còn cung cấp năng lượng ít hơn so với đường kính, nên rất thích hợp cho những người ăn kiêng hay cần giảm cân và cả những người quan tâm tới một chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa và quản lý các bệnh béo phì, tiểu đường và xơ vữa động mạch. Ưu điểm chính của loại đường này là không gây ra những tác dụng phụ như các loại đường hóa học. Vì vậy, các loại đường này được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm như bánh, kẹo, cà phê... Trong nhóm này có thể kể đến đường Isomalt, một loại đường đôi được tinh chế tự nhiên từ củ cải đường vào những năm 1960 và được sử dụng rất phổ biến từ lâu ở các nước Anh, Mỹ, Úc, châu Âu, Nhật... Isomalt có độ ngọt tinh khiết bằng một nửa đường kính, có năng lượng thấp (2kcal/gam) nên giúp kiểm soát tốt cân nặng ở người thừa cân, béo phì. Ngoài ra, Isomalt còn có nhiều lợi ích khác đối với sức khỏe như không gây sâu răng, đặc biệt có chỉ số đường huyết rất thấp nên không làm tăng đường huyết và insulin trong máu ngay sau ăn, nên tốt cho người bệnh tiểu đường hay rối loạn đường huyết.Đường hóa học hay hóa chất tạo ngọt: tác dụng phụ khôn lường Đường hóa học còn gọi là những chất tạo ngọt nhân tạo, có vị ngọt đậm hơn đường kính gấp nhiều lần (thông thường 30-70 lần, thậm chí 200-700 lần), thường không cung cấp năng lượng, được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm ít năng lượng dành cho người ăn kiêng như kẹo cao su, sữa chua, nước ngọt có gas, đường ăn kiêng... Có nhiều loại đường hóa học như: Cyclamate, Saccharin, Aspartam, Acesulfame-K, Sucralose... Không loại đường hóa học nào hoàn toàn tốt và mỗi loại có ảnh hưởng khác nhau đối với sức khỏe như Saccharin có thể gây đột quỵ, táo bón, mất trí nhớ, ung thư (đã bị FDA cấm lưu hành), Cyclamat chỉ an toàn khi sử dụng ít... Do vậy, việc sử dụng đường hóa học đòi hỏi sự thận trọng và cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Điển hình là Aspartam, một chất tạo ngọt thông dụng, mặc dù đã được các cơ quan kiểm duyệt (FDA, EFSA) cho phép sử dụng trong thực phẩm và được thương mại hóa vài chục năm, nhưng đến nay vẫn bị giới khoa học phản đối gay gắt và đòi hỏi những nghiên cứu đầy đủ bổ sung vì sự an toàn cho người sử dụng, do có khả năng gây ra gần 100 tác dụng phụ như gây sinh non, ung thư, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, mất ngủ, mệt mỏi thường xuyên, đau bụng, chuột rút, rối loạn kinh nguyệt, thị giác, trí nhớ, bất lực ở nam, bệnh bạch cầu, suyễn, động kinh, chậm phát triển trí tuệ...
Theo Tuổi trẻ