Điều trị sơ cứu cho nạn nhân đau tim

01/12/2019 07:40
An Nhiên (theo boldsky)
(GDVN) - Một cơn đau tim thường gây ra đau ngực trong hơn 15 phút, nhưng đôi khi nó không có bất kỳ triệu chứng nào.

Số người chết vì các bệnh liên quan đến tim ở vùng nông thôn của Ấn Độ đang gia tăng với tốc độ cao do không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc chất lượng, thiếu hiểu biết và nghèo đói...

Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy, khoảng 1,3 triệu ca tử vong do tim mạch; 0,9 triệu ca tử vong do bệnh mạch vành và 0,4 triệu ca tử vong do đột quỵ xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30-69.

Và đôi khi số người tử vong cao vì các nạn nhân không được điều trị sơ cứu ngay lập tức, đặc biệt là trong các trường hợp đau tim. Một sự chậm trễ trong điều trị đau tim có thể gây tử vong.

Nhiều người không biết về các triệu chứng đau tim và do điều này, nhiều người đã chết trước khi đến bệnh viện. Người được điều trị càng sớm thì càng có nhiều cơ hội sống sót.

Sơ cứu cho nạn nhân đau tim (Ảnh: theo boldsky).
Sơ cứu cho nạn nhân đau tim (Ảnh: theo boldsky).

Các triệu chứng của một cơn đau tim bao gồm: Chóng mặt, ngất xỉu, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở, ép đau ở ngực, khó chịu ở vai, cổ, lưng, hàm, cánh tay và bụng trên.

Một cơn đau tim thường gây ra đau ngực trong hơn 15 phút, nhưng đôi khi nó không có bất kỳ triệu chứng nào.

Điều trị sơ cứu khi bị đau tim

Đừng đưa nước hoặc thức ăn cho người đó. Giữ cho người bệnh thoải mái và lập danh sách các loại thuốc của cô ấy nếu có. Nếu bạn đã được bác sĩ kê toa nitroglycerin, hãy dùng thuốc khi bạn bị đau ngực.

Nếu người đó bất tỉnh và vẫn thở bình thường, hạ người xuống đất và giữ đầu thư giãn ở tư thế thẳng đứng. Điều này ngăn ngừa nghẹn bằng cách để nước bọt chảy ra từ miệng.

Nếu người đó bất tỉnh và không thở, thực hiện hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi) sẽ giúp ích. Điều này sẽ làm cho người bệnh tốt hơn trước khi bạn đưa anh ấy / cô ấy đến bệnh viện.

Một nghiên cứu cho thấy thực hiện CPR (hồi sức tim phổi) trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện có tỷ lệ sống sót là 12%.

Để thực hiện CPR (hồi sức tim phổi), bạn cần làm như sau: Đặt một tay lên bàn tay khác ở giữa ngực gần khu vực núm vú rồi đẩy mạnh và nhanh. Hãy thử thực hiện nén 100-120 mỗi phút. Đừng sợ hãi khi bạn đang thực hiện CPR (hồi sức tim phổi) .

Khử rung tim là một phương pháp điều trị sơ cứu khác cho các nạn nhân đau tim. Nhiều nơi công cộng có máy khử rung tim ngoài tự động (AED), một thiết bị điện tử cầm tay gây sốc điện cho tim để khôi phục nhịp bình thường. Những máy này rất hữu ích và có thể cứu mạng nạn nhân đau tim.

Nếu bạn ở gần một nạn nhân đau tim, đừng hoảng sợ vì bạn sẽ mất thời gian trong việc giúp đỡ người cần được giúp đỡ. Nếu bạn giữ bình tĩnh, bạn sẽ có thể giúp anh ấy / cô ấy và cứu mạng người đó.

Ngoài ra, nên biết cách thực hiện CPR (hồi sức tim phổi), vì bạn có thể không bao giờ biết khi nào nó có thể có ích trong tương lai.

An Nhiên (theo boldsky)