Theo ông Nguyễn Đình Cường, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 6, sau khi phát hiện số phẩm màu trên, cán bộ Trung tâm y tế đã test nhanh tại chỗ, kết quả phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép, mà là phẩm màu công nghiệp. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản tại chỗ, đội cảnh sát môi trường đã lấy mẫu, niêm phong gửi đi kiểm nghiệm, phân tích mức độ độc hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Cũng theo ông Cường, chủ cơ sở sản xuất cốm khai, gia đình này sản xuất cốm phun tẩm phẩm màu là do yêu cầu của khách hàng lấy sỉ, còn họ lấy cốm về chế biến bánh cốm, chả cốm hay bán trực tiếp cho người tiêu dùng họ không rõ. Thông thường, người ta dùng chổi nhỏ vẩy màu cho cốm, cơ sở này còn đầu tư cả máy phun hóa chất để đạt được độ đều màu rất chuyên nghiệp.
Trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm hóa chất công nghiệp kể trên, ngày 24/9, UBND quận Nam Từ liêm đã ra quyết định đình chỉ sản xuất đối với cơ sở sản xuất cốm này. Khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu phẩm màu, tùy tính chất, độ độc hại của mẫu sẽ có hình thức xử lý.
Cực độc, có thể gây ung thư
“Trước đây, Malachite green được dùng để khử trùng ao hồ để tạo màu nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do có nhiều nghiên cứu chỉ ra độ độc hại của nó nhiễm vào tôm, cá cũng sẽ tác động đến sức khỏe người dùng, Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới đã khuyến cáo các nước không sử dụng chất này. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã cấm sử dụng đối với nuôi trồng thủy hải sản”, ông Thịnh cho hay.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chia sẻ: Với điều kiện như ngày nay, rất ít, thậm chí cực kỳ hiếm có gia đình nào còn tỉ mỉ ngồi làm nước cốt từ lá cây công phu, tốn kém để nhuộm màu cho cốm.
Năm 2011, Sở Y tế Hà Nội cũng đã phát hiện ra chất Malachite green trong 2 mẫu cốm ở làng Vòng.
"Mình rất hay mua cốm ở đây để ăn và làm quà biếu sếp. Không biết giờ phải làm sao. Liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Không thể vì đồng tiền mà làm việc trái với lương tâm đạo đức như thế được" - Chị Thu Hoài (Cầu Giấy-Hà Nội) bức xúc.
"Chỉ cần mua vài lạng cốm trộn với đường, xôi trắng, thậm chí là ăn không cũng thấy ngon, bùi. Thế nhưng từ khi biết cốm bị nhuộm phẩm màu, tôi không dám mua nữa. Mình thấy thất vọng vì Hà Nội đã mất đi một nét đặc trưng văn hóa của mình", một người dân nói.
Sau sự việc một cơ sở bị phát hiện cốm nhuộm phẩm màu công nghiệp, người tiêu dùng quay lưng khiến làng cốm lao đao.
Rồi anh kể, ngày thường vợ chồng bán lẻ cũng cỡ 10-20 kg cốm/ngày. Dù từng là nông dân nhưng bán cốm thời công nghệ, anh lọ mọ lập cả tài khoản facebook, thuê người làm web commetri.com.vn để quảng bá, giới thiệu. Nhờ đó, nhiều người biết đến, mua cốm ăn thử, thấy ngon lại mua nhiều để trữ đông, biếu người thân. Vừa bán tại chỗ, vừa làm chân xe ôm đưa hàng cho khách. Dần dà, vụ cốm này nhà anh cũng đã bán đi hàng tạ, kiếm tiền nuôi 3 con ăn học.
Làm cốm từ khi rời ghế nhà trường đến nay trọn 30 năm, anh Đỗ Huy Hùng - tổ trưởng Tổ dân phố Mễ Trì Hạ cho hay, “Cả đại gia đình anh hiện đang sống bằng nghề cốm”. Mẹ anh đã ngoài 70 tuổi ngày ngày con gái chở lên chợ Bưởi bán được hàng chục cân cốm, nay chỉ bán được vài cân cho khách quen.
Nhường đất ruộng cho quá trình đô thị hóa, người dân nơi đây chỉ biết có nghề cốm dù nhọc công và không lời lãi là bao nhưng nghề cốm đang giải quyết việc làm cho khoảng 1.500 con người. Anh Hùng kể: “Hôm xảy ra sự việc, người dân đã vây nhà anh Đỗ Đức Tặng đòi làm to chuyện. Sau đó chính quyền phải can thiệp. Họ phản ứng cũng phải, bởi “nồi cơm” của họ cũng bị ảnh hưởng vì thông tin cốm Mễ Trì nhuộm phẩm màu”.
Chỉ 1/55 hộ sử dụng phẩm màu không cho phép
Ngày 14/10, đại diện UBND Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội đã công bố kết quả kiểm nghiệm phẩm màu nhuộm cốm được phát hiện tại nhà ông Đỗ Đức Tặng, Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Kết luận của Viện kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia - Bộ Y tế cho thấy, có chất nằm ngoài danh mục được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, chỉ phát hiện 1/55 hộ sản xuất cốm sử dụng phẩm màu không cho phép tại làng cốm Mễ Trì.
Ông Nguyễn Quang Diên, Phó Chánh văn phòng UBND Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Việc gia đình ông Đỗ Đức Tặng đã sử dụng chất phụ gia như vậy là sai theo quy định của pháp luật, nhưng chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, còn các hộ khác đều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm”.