Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích học đối với học bổng Fulbright, giải đáp những thắc mắc cho các bạn trẻ về cách thức xây dựng hồ sơ, viết luận và bí quyết vượt qua vòng phỏng vấn.
(ảnh minh họa - nguồn internet) |
Viết đơn ngắn gọn, súc tích Theo các ứng viên, mẫu đơn tham dự chương trình học bổng Fulbright ngoài phần thông tin cá nhân có phần mô tả ngành học tương lai của bạn. Vì giới hạn số lượng chữ (khoảng 5 – 7 dòng) nên cần viết cô đọng, súc tích và đầy đủ nhất về ngành học mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, các thí sinh thường bỏ trống mục số 36 trong đơn về “trường mà bạn muốn theo học”, nhưng đó không phải là cách hay. Lời khuyên là hãy điền vào đó tên trường ĐH bạn mong muốn. Đó là cơ hội để Hội đồng tuyển chọn xét duyệt cho bạn trường ĐH ưng ý nhất.
Đừng “đánh bóng bản thân” trong bài luận Các thí sinh được yêu cầu viết hai bài luận giới thiệu về bản thân (Bạn là ai, bạn đã làm gì trong quá khứ, bạn là con người như thế nào? Tại sao bạn lại là ứng viên xuất sắc cho suất học bổng của Fulbright chứ không phải ai khác?) và kế hoạch học tập trong tương lai (Ngành học của bạn là gì? Bạn học tập như thế nào? Sẽ đóng góp gì cho xã hội sau khi kết thúc chương trình học?). Các thí sinh đưa ra nhận định về bản thân, công việc nhưng phải có minh chứng cụ thể để thuyết phục những người xét tuyển. Ví dụ: Khi nói “tôi có tiềm năng lãnh đạo” , phải chỉ ra trong quá trình làm việc bạn đã tìm cách vượt qua khó khăn như thế nào, có khả năng là “leader” dẫn dắt nhóm của bạn đi đến thành công ra sao, sự tự tin, bản lĩnh và quyết đoán của bạn… Chị Bùi Thị Việt Lâm chia sẻ: “Hãy viết bài luận theo cách kể một câu chuyện nhỏ để họ hiểu về bản thân bạn. Nó sẽ tạo sự tò mò, thu hút hơn là dùng những từ ngữ mĩ miều, đánh bóng bản thân thái quá.” Một bài viết giản dị, chân thành nhưng khác biệt, cho người đọc thấy được điểm nổi trội của bản thân sẽ được đánh giá cao.Thư giới thiệu phải cụ thể, tỉ mỉ Trong con mắt Hội đồng tuyển chọn, lá thư giới thiệu là cái nhìn toàn diện nhất để họ đánh giá về bạn. Bởi vậy, ứng viên Nguyễn Thúy Diệp cho rằng, uy tín của người viết thư giới thiệu và nội dung họ đề cập là điều cần quan tâm. Nên chọn những người có chức vụ, gần gũi với bạn như: giảng viên trong trường ĐH, sếp trực tiếp của bạn, người theo sát quá trình hoạt động xã hội bạn đã tham gia. Những nhận xét xác đáng, cụ thể và chi tiết của họ sẽ khiến thư giới thiệu có sức nặng, khả năng cạnh tranh cao hơn.Chứng chỉ ngoại ngữ, bằng ĐH. Sự tự tin, bình tĩnh và phong cách lịch sự, nghiêm túc là điều các ứng viên nhấn mạnh khi tham gia phỏng vấn. Để vượt qua vòng thi quan trọng này một cách nhẹ nhàng, mỗi người nên có sự chuẩn bị chu đáo và bộc lộ hết năng lực bản thân qua phần trả lời thú vị của mình. Các thí sinh tham gia ứng tuyển cần có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên (không phân biệt bằng loại trung bình, khá, giỏi hay chính quy, tại chức), được công chứng đầy đủ(bản dịch tiếng Anh). Ngoài ra, phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc và điểm TOEFL iBT tối thiểu 79 hoặc IELTS tối thiểu 6,5. Các chuyên gia khuyến khích chứng chỉ TOEFL vì theo quy định của Fulbright, sau khi qua vòng sơ tuyển sẽ phải thi TOEFL, và hơn 3000 trường ĐH ở Mỹ không chấp nhận chứng chỉ IELTS. Đối với sinh viên chuyên ngành Luật, và ngành Y không cần có chứng chỉ GRE và GMAT cho những người theo ngành quản trị kinh doanh.Tự tin, thoải mái qua vòng phỏng vấn Đừng mường tượng quá nhiều để tạo sự căng thẳng trước vòng phỏng vấn. Hãy suy nghĩ và tâm niệm đó như một buổi nói chuyện, chia sẻ giữa những người bạn với nhau.
Theo: Vietnamnet