Rắn gaboon: Rắn độc gaboon là một trong những loài rắn độc nhất thế giới. Nếu không may bị loại rắn này cắn thì khả năng tử vong lên tới 93%. Chúng sống ở yếu ở nơi rừng thưa có điều kiện thời tiết nóng. |
Rắn sừng Matilda: Loài rắn này dài khoảng 0,6 mét, có cả màu đen, màu vàng, và có 2 cái vảy trên đôi mắt màu ôliu giống như đôi sừng. Hiện chúng đang được xếp là một loài có nguy cơ tuyệt chủng cao trong danh sách các loài nguy cấp của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế. |
Đây là loài rắn có nọc cực độc, chúng có thể tấn công và làm chết con mồi ngay lập tức mà không kịp phản xạ. |
Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger: Đây là loài rắn di chuyển chậm chạp, lặng lẽ trong bóng đêm ở các khu rừng, nhưng nọc độc của loài rắn này có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần kể cả con người. Loại rắn này phân bố rải rác khắp vùng miền ở Việt Nam. |
Còn rất nhiều loại rắn độc khác khi cắn có thể gây chất người rất nhanh nếu không sơ cứu và đưa đi cấp cứu kịp thời. |
Lưu ý: Khi bị rắn cắn cần phân biệt rắn có nọc độc và rắn không có nọc độc. cách phân biệt rõ nhất là: vết cắn của rắn không có nọc độc thì có hình cả hàm răng, còn rắn độc cắn để lại vết thương rõ 2 nốt răng nanh ở vùng bị cắn. Dưới đây là một số cách sơ cứu và mẹo chữa viết thương khi bị rắn cắn. |
Cách 1: Khi bị rắn cắn có thể lấy khoảng 20 ngọn rau răm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã còn lại dùng đắp vào chỗ rắn cắn để hút nọc độc của rắn. |
Cách 2: Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn, dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm, giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần, sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh. |
Cách 3: Khi có người bị rắn cắn nhất thiết phải buộc ga rô để ngăn chặn chất độc từ răng rắn theo đường tĩnh mạch chạy về tim và hệ thần kinh trung ương. Sau khi buộc ga rô xong, phải xem rồi xác định vết cắn đó thuộc nhóm rắn nào, nông sâu, vị trí vết cắn và mức độ nguy hiểm biểu hiện trên thể trạng nạn nhân mà có cách thêm bớt thuốc khác nhau. Bước tiếp theo sau khi xác định được vết cắn là phải lấy máu ra bằng cách rạch dọc chỗ vết cắn một đường ngắn rồi dùng tay nặn máu độc chảy ra, tuyệt đối không dùng miệng hút vì dễ nhiễm khuẩn vết thương và tránh chất độc vào cơ thể người khác. |
Tiếp theo dùng tám loại lá cây: Bạch hoa xà, Kim hoàng, Nam thiên hoa phấn, cây nổ lá nhỏ, lá bàn biển, lá trầu lương, đọt thơm non, lá bồ ngót, mỗi loại lá hái độ một nắm tay người, giã nhỏ hòa với nước cho uống ngay, nếu bệnh nhân nào không há miệng được phải cạy miệng hoặc đặt ống đổ thuốc vào cơ thể kịp thời. |
Bã thuốc này không vứt đi mà đắp lên xung quanh vết cắn rồi cho bệnh nhân nằm thở đều, tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh qua sắc diện và triệu chứng biểu hiện. Thông thường chỉ sau độ 15 phút, thuốc sẽ có hiệu quả. Những trường hợp phản ứng chậm, tình trạng bệnh nhân mệt thì cũng kéo dài khoảng độ vài tiếng đồng hồ rồi sẽ tỉnh và có thể có biểu hiện vã mồ hôi, nôn ọe, khát nước liên tục.(Theo Lương y: Trần Văn Bảy ở Sông Cầu – Phú Yên) |
Cách 4: Chữa rắn cắn bằng rau ngổ với liều lượng như sau: Rau ngổ tươi 15-20 g, kiến cò 25 g, giã nát, cho thêm 20-30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp lên vết thương. |
Còn rất nhiều bài thuốc dân gian khác có thể chữa trị được rắn độc cắn, tuy nhiên những bài thuốc này chỉ mang tính chất sơ cứu và trước mắt khi bị rắn cắn. Đến khi sơ cứu thành công và giảm được lượng nọc độc của rắn trong cơ thể thì người nhà của nạn nhân nên đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để dùng các loại thuốc đặc trị và huyết thanh để tránh những hệ lụy đáng buồn khác. |
Lê Phương (Ảnh Internet)