Rễ tranh thanh nhiệt: Rễ tranh còn gọi là rễ cỏ tranh, Đông y gọi là bạch bao căn, có vị ngọt, tính hàn. Rễ tranh có tác dụng làm mát máu, cầm máu, thanh nhiệt, trị bứt rứt, khát nước do nội nhiệt, tiểu tiện không thông, người hay bị chảy máu cam, ho suyễn do phế nhiệt...(Trong ảnh: rễ tranh) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Rễ cỏ tranh thường dùng làm thức uống giải nhiệt, làm nước tắm để tẩy độc cơ thể và có thể chữa bệnh sốt, nóng. (Trong ảnh: Cây cỏ tranh) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Bạn có thể chế biến thức uống từ rễ tranh kết hợp với mía lau, gừng, làm nên một thức uống giải nhiệt thơm ngon, hấp dẫn: Dùng mía lau (300g), rễ tranh (100g), đường phèn (50g), gừng (10g) nấu với nước, để nguội, lấy nước trong để vào ngăn mát tủ lạnh hoặc dùng với đá. (Trong ảnh:nước sắc từ rễ tranh) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Rau đắng làm mát: Rau đắng là loại rau không thể thiếu trong bữa ăn của người Nam Bộ, là món "đặc sản" quen thuộc của giới bình dân xứ đồng bằng châu thổ. Có hai loại: rau đắng biển và rau đắng đất. (Trong ảnh:rau đắng) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Rau đắng có tác dụng làm mát gan (kích thích tiết mật, nhuận tràng), lở miệng do nóng trong người, viêm nha chu, chảy máu răng, chữa tiểu buốt, giải độc, mụn nhọt, vàng da. Nước rau đắng uống nhiều lần trong ngày có thể ngừa sạn thận và sỏi mật...(Trong ảnh:rau đắng) |
Trà hoa cúc giúp ngủ ngon: Trà hoa cúc gồm 2 loại là hoa cúc vàng và hoa cúc trắng. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như: trị đau mắt, dạ dày, hội chứng ruột kích thích, buồn nôn, đau nửa đầu, hỗ trợ tiêu hóa... (Trong ảnh: trà hoa cúc) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Đặc biệt, loại thảo dược này còn hữu ích trong việc cải thiện sắc đẹp của phụ nữ như: làm sáng da mặt, giảm quầng thâm mắt, giúp ngủ ngon.(Trong ảnh: trà hoa cúc) |
Rau má bổ dưỡng: Rau má là loại rau thông dụng chứa nhiều vitamin, khoáng chất... có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hóa và chữa nhiều chứng bệnh về da. Rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng). Khi ăn rau má ở dạng tươi sẽ rất tốt, góp phần duy trì cơ thể trẻ trung, tươi tắn.(Trong ảnh: rau má) |
Đặc biệt phần nước sắc từ lá rau má có tác dụng hạ huyết áp, giúp tăng trí nhớ, thị lực. Loại thuốc đắp từ lá rau má cũng được dùng để điều trị những chỗ đau, hạ sốt, các chứng phù. Đồng thời, rau má còn hữu ích trong việc điều trị một số bệnh: viêm thanh quản, tĩnh mạch, phế quản, các bệnh trĩ, phong...(Trong ảnh: rau má) |
Vị thảo dược rau má rất thông dụng, dễ kiếm tại vườn nhà, bờ ruộng thì có thể dùng 30-50g tươi mỗi ngày bằng cách rửa sạch, ép nước uống. Còn nếu dùng rau má đã phơi khô, thì mỗi ngày dùng 12–16g, sắc uống. (Trong ảnh: rau má) |
Dưới đây là những loại thảo dược phù hợp với từng loại bệnh hay mắc phải trong mùa hè: Bệnh Gan – mật nóng (Can – Đởm nhiệt): Người bệnh có biểu hiện bực dọc, cáu gắt, mắt đỏ, đau khung sườn, táo bón… thì có thể sử dụng các loại thảo dược như rau má, rau đắng, nhân trần, dành dành (chi tử), cúc hoa, kim ngân hoa… làm trà giải nhiệt.(Trong ảnh:Nhân trần tươi) |
Như vị thuốc kim ngân hoa, người bệnh có thể dùng 8-16g sắc uống mỗi ngày có tác dụng làm mát cơ thể, giải nhiệt độc, trừ rôm sảy, mẩn ngứa do gan, mật nóng. ((Trong ảnh: Kim ngân hoa) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Bệnh Tâm - Tiểu trường nhiệt (Tim – ruột non nóng): Với thể này, người bệnh có biểu hiện miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, người nóng bức rứt mất ngủ… Các loại thảo dược như lá sen, hạt sen, lá tre, bông súng, nha đam, khổ qua, hoa thiên lý, hoa dâm bụt, đậu đỏ, dừa… rất có hiệu quả để giúp an thần, ngủ ngon, giúp tiểu trường hoạt động tốt hơn.((Trong ảnh: Hoa dâm bụt) |
Với lá sen, có tính đắng, mát, tác dụng thanh thử nhiệt, an thần rất có tác dụng với người say nóng, bức rứt, mất ngủ. Người bệnh dùng 8-16g lá sen khô sắc uống hàng ngày. Còn với khổ qua, có thể dùng tươi 30-35g/ngày hoặc 12-20g khô sắc uống có tác dụng chữa khô miệng, người nóng bức rứt, mụn nhọt, tiểu tiện không thông…(Trong ảnh: Lá sen) |
Với trường hợp tỳ vị nhiệt (lách - dạ dày nóng): Khi tỳ vị nhiệt, cơ thể mệt mỏi, miệng khô khát, đau cơ bắp, táo bón. Người bệnh có thể sử dụng các thảo dược như sắn dây, khoai mài, mía lau, diếp cá, rau sam, sữa đậu nành, các loại đậu (đậu hũ, đạu ván, đậu xanh), bột củ năng, bột dong… rất hữu ích.(Trong ảnh: Sắn dây) |
Như với mía và mía lau, có thể ép lấy nước uống 100-150ml mỗi ngày. Hay với diếp cá, dùng 20-40g ăn sống mỗi ngày hoặc lấy 10-12g khô sắc uống.(Trong ảnh:Mía sắc thuốc) |
Với người bệnh có phế – đại trường nhiệt (phổi - ruột già nóng): Với trường hợp này, người bệnh tiểu không thông, tiểu ít, phù thũng, người nóng, mụn nhọt, dễ sinh sỏi niệu… thì sử dụng các loại thảo dược như mã đề, đậu đen, rẻ cỏ tranh, râu ngô, củ sắn, ý dĩ, đậu đỏ, rau muống, mộc nhĩ, bí đao… rất hữu ích, do đây là các loại thảo mộc có tính mát, thanh nhiệt, lợi tiểu.(Trong ảnh: Mã đề) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Như với bí đao, người bệnh có thể dùng nấu canh, sắc uống hàng ngày giúp chữa tiểu không thông, tiểu ít, mụn nhọt. (Trong ảnh: Bí đao) |
Các loại mạch môn đồng, bông quỳnh, rau câu, nha đam, sau sam, thanh long, cam thảo, bạc hà, la hán quả là những thảo dược hữu hiệu giúp mát phổi, mát ruột do bị phế – đại trường nhiệt. Như quả la hán dùng 10 - 16g sắc uống mỗi ngày chữa nóng trong phổi, hơi thở nóng, khát nước. quả thanh long. (Ảnh: củ mạch môn) Xem thêm: Điểm mặt những thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng của trẻ |
Các loại thảo dược trên đều là những loại quen thuộc, dễ kiếm trong tự nhiên. Tùy từng loại thảo dược mà có thể sử dụng để ăn sống, giã lấy nước như rau má, rau diếp cá, vừa có thể nấu nóng dùng liền, hoặc sử dụng như một loại rau, thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. |