Theo tác giả Michael Chee- giáo sư tại Duke-NUS và điều tra viên chính của khoa học thần kinh nhận thức phòng thí nghiệm của trường Y tế tại Singapore cho biết: “Chính vì bộ não chịu trách nhiệm về khả năng nhận thức nên tốc độ co rút của não càng nhanh thì mức độ suy giảm khả năng nhận thức càng lớn”.
Họ cho biết thêm: “Theo thống kê, người có giấc ngủ ngắn thì mức độ suy giảm trí nhớ sẽ nhanh hơn 0,5% so với người ngủ đủ”.
Theo nghiên cứu, số thời gian được coi là ngủ đủ trung bình 6-7 giờ và giấc ngủ ngắn có nghĩa là ít hơn mức trung bình. Tuy nhiên, Chee ước tính rằng thông thường mọi người chỉ ngủ khoảng 6 giờ và khi độ tuổi càng cao thì hiệu quả, thời gian của giấc ngủ càng suy giảm.
Các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả này đặc biệt quan trọng cho những người trẻ, giúp họ sắp xếp công việc để cải thiện thời gian ngủ đủ nhằm chăm sóc sức khỏe.
Nhìn chung, nghiên cứu cho rằng nếu thời gian ngủ 7 giờ/ngày là lý tưởng cho hoạt động nhận thức tối ưu của não.
Chee cho biết thêm: “Đúng là thời gian ngủ có thể không mang lại kết quả gì cho hiện tại nhưng nó phản ảnh những thay đổi trong não khi trải qua các năm. Và chúng tôi hy vọng sẽ thay đổi được thời gian ngủ của những người trẻ tuổi bởi giấc ngủ là tiền đề cho cuộc sống sau này nhất là khi tuổi càng ngày càng cao”.
Dù sự sụt giảm nhận thức và não co rút khi thiếu ngủ là nhỏ nhưng trải qua thời gian thì nó sẽ tích lũy và ảnh hưởng đến trí nhớ sau này. Cho nên muốn sống lâu thì hãy điều chỉnh ngay chính giấc ngủ của mình từ bây giờ để có thể cải thiện trí nhớ nhất là ở tuổi già.