Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút số lượng đơn vị chức năng thận (nephron) làm giảm dần mức lọc cầu thận. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì chế độ ăn rất quan trọng. Bệnh nhân thực hiện một chế độ ăn càng đúng thì thời gian điều trị bảo tồn càng được kéo dài và chất lượng cuộc sống càng được nâng cao. Chế độ ăn trong suy thận mạn nhằm mục đích hạn chế tăng urê máu, làm chậm lại tiến trình suy thận mạn. Nguyên tắc là phải đủ năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, đảm bảo cân bằng nước, điện giải. Năng lượng: Người lớn: 35-40 kcal/kg/ ngày. Trẻ em: đảm bảo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột và chất béo. Chất béo (lipid): chiếm 20-30% tổng năng lượng. Chú ý các thực phẩm giàu các acid béo không no nhiều nối đôi (dầu cá, dầu ô liu, dầu đậu nành...).
Người bị suy thận mạn không nên ăn nhiều đậu, đỗ. Ảnh: MH |
Tôm tẩm hạnh nhân chiên giòn cho sức khỏe "siêu nhân"
Tinh bột (glucid): Nên sử dụng nhiều các các thực phẩm giàu glucid nhưng ít đạm như: sắn, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, miến dong, bột sắn dây. Không nên ăn nhiều các loại ngũ cốc có nhiều đạm như gạo, mì,... Chỉ ăn từ 100-150g/ngày tuỳ theo mức độ suy thận. Nên sử dụng các loại đường, mật ong, mật mía, kẹo ngọt. Chất đạm (protein): Chế độ đạm đối với người lớn từ 0,4-0,8g/kg/ngày tùy theo mức độ suy thận. Đối với trẻ em, tùy theo độ tuổi mà có các định lượng khác nhau. Do vậy cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng đạm quí có nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như các thức ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, vịt, cá, tôm, sữa...). Không nên ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ vì các loại thức ăn này có nhiều kali. Hạn chế các thức ăn có nhiều photphat như gan, bầu dục, trứng. Tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá, sụn. - Đảm bảo cân bằng nước, điện giải: Ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp. Nước: hạn chế khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu. Người lớn: (Lượng nước = lượng nước tiểu + 300 đến 500 ml, tùy theo mùa). Trẻ em: (Lượng nước = lượng nước tiểu + 35 - 45ml/kg, tùy theo mùa). Hạn chế các thực phẩm có nhiều kali như cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đặc biệt các loại quả khô và hạt khô. Rau tươi có nhiều kali nhưng có thể luộc 2-3 lần bỏ nước. Trong trường hợp tiểu ít và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau và quả, đề phòng tăng kali máu. Bổ sung đủ vitamin, yếu tố vi lượng, chống thiếu máu: Sắt, vitamin B12, acid folic, vitaminB6 là phức hợp chống thiếu máu cần bổ sung cho bữa ăn. Người bệnh nên theo dõi cân nặng hằng ngày vào một giờ nhất định, trên cùng một chiếc cân (kiểm tra cân bằng 1 can nước ). Nếu tăng cân thì cần xem lại chế độ dinh dưỡng (vì người bệnh đã sử dụng muối và nước nhiều hơn nhu cầu cho phép). Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối: cá khô, cá muối, thịt muối, cà muối, giò, chả, patê, xúc xích, thịt hộp, cá hộp... Không nên cho muối (Nước mắm, gia vị, mì chính, muối..) khi chế biến món ăn.
Chuyên mục bạn quan tâm |
|
Theo SKĐS